Các nhà khảo cổ Trung Quốc khai quật ngôi mộ trong 4 tháng, đến tháng 12 thì hoàn tất.
Theo Sina, các nhà nghiên cứu đến từ Viện khảo cổ tỉnh Thiểm Tây khai quật ngôi mộ từ tháng 8 đến tháng 12 năm nay, tìm thấy tổng cộng 120 cổ vật, phần lớn là tượng gốm sơn màu.
Ngôi mộ thời nhà Đường ước tính niên đại năm 706 có bản khắc chữ về tiểu sử của Tiết Thiệu (Xue Shao), người chồng đầu tiên của Thái Bình công chúa, con gái của Đường Cao Tông Lý Trị và hoàng hậu Võ Tắc Thiên.
Bản khắc chữ còn nguyên vẹn bao gồm 600 chữ in phiến đá vuông mỗi cạnh dài 73cm, ghi chép về dòng dõi, chức quan, nguyên nhân qua đời, thời gian hạ táng, con cái của Tiết Thiệu..
Những tượng gốm sơn màu được tìm thấy trong mộ.
Theo sử sách Trung Quốc, đích thân Đường Cao Tông Lý Trị và hoàng hậu Võ Tắc Thiên chọn Tiết Thiệu, là người trong hoàng tộc, làm chồng của Thái Bình công chúa. Đám cưới diễn ra linh đình vào mùa thu năm 681.
Ngôi mộ cổ nằm cách thành phố cổ Tây An khoảng 23km, quay mặt về hướng nam, dài 34,68 mét và sâu 11,11 mét, theo Li Ming, một nhà nghiên cứu ở viện khảo cổ.
Các gian bên trong ngôi mộ.
Tiết Thiệu (661-689) có cuộc đời khá ngắn ngủi. 7 năm sau khi cưới công chúa, Tiết Thiệu bị đánh 100 roi, bắt nhốt vào ngục vì là em trai của Tiết Nghĩ – một trong những người mưu phản lật đổ Võ Tắc Thiên. Tiết Thiệu qua đời trong ngục vào năm 689. 17 năm sau, khi Võ Tắc Thiên qua đời, Tiết Thiệu mới chính thức được khôi phục tước vị và được hai con trai đem chôn cất lại trong ngôi mộ tồn tại đến ngày nay.
Phát hiện được kì vọng giúp các nhà sử học Trung Quốc lấp đầy khoảng trống về tiểu sử của Tiết Thiệu thời nhà Đường.
Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc lên nắm quyền gây ra những tranh cãi suốt hàng nghìn năm mà cho đến nay vẫn chưa...