ThS Lương Trọng Bích cùng các cộng sự ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thăm dò sản xuất giống nhân tạo cá mương (Hemicult leucisculus, Basilewsky, 1855) tại Phú Yên và vừa được Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh Phú Yên tiến hành nghiệm thu.
Do nhiều nguyên nhân, trong đó có ô nhiễm môi trường, số lượng cá mương đã suy giảm đi rất nhiều, nhưng tại nhiều địa phương miền núi, ở các sông suối vẫn còn nhiều cá mương. Đây là một trong những loài cá ngon mà dâu đi câu ưa thích. Ảnh: Đinh Đức Nguyên.
Kết quả, sau hai năm thực hiện, nhóm đã sản xuất nhân tạo thành công giống cá mương bằng cách tiêm kích thích tố (HCG, LH-Rha) cho cá đẻ và thu được 23.000 cá mương giống kích cỡ 1 - 3 cm. Nhóm tác giả và cơ quan chức năng địa phương đã tiến hành nhiều đợt thả cá giống về môi trường tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản trong tương lai.
Sau thành công của đề tài này, tỉnh Phú Yên đang triển khai thực hiện nghiên cứu bảo tồn các nguồn gen bản địa cho nguy cơ bị tuyệt chủng, đồng thời khai thác, phát triển các loài bản địa có năng suất sinh trưởng, sinh sản ổn định, có giá trị kinh tế.