Tối 3/1, lực lượng CSGT Công an quận 1 ra quân lập chốt kiểm tra nồng độ cồn trên đường Phạm Ngũ Lão
Tối 3/1, lực lượng CSGT Công an quận 1, TP.HCM ra quân lập chốt kiểm tra nồng độ cồn theo chuyên đề sau Nghị định 100/2019/NĐ-CP về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông Đường bộ và Đường sắt” có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Ghi nhận trong vòng hơn 1 giờ tại chốt kiểm tra nồng độ cồn đường Phạm Ngũ Lão, có gần trăm trường hợp người tham giao giao thông bị CSGT yêu cầu dừng xe, kiểm tra nồng độ cồn. Nhiều người không rõ tại sao bị đo nồng độ cồn đều được CSGT giải thích cụ thể.
Nhiều trường hợp bị CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn cho biết rất ủng hộ việc làm này. “Uống 1, 2 chai bia có nồng độ cồn bị phạt tới mấy triệu, tước bằng lái là sợ liền chứ gì. Tôi ủng hộ và mong lực lượng chức năng thường xuyên ra quân xử lý”, anh Phạm Nguyễn Minh (ngụ quận 4) cho biết.
CSGT ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển phương tiện giao thông.
Trong quá trình kiểm tra, CSGT đã ra hiệu lệnh và yêu cầu người đàn ông đang đạp xe đạp dừng xe để đo nồng độ cồn. Sau ít phút ngỡ ngàng vì không hiểu chuyện gì đang xảy ra và vì sao đi xe đạp cũng bắt thổi nồng độ cồn, người đàn ông này được CSGT giải thích rõ những điểm mới trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP vừa có hiệu lực cách đây vài ngày.
Người đàn ông đi xe đạp chấp hành quy định, để CSGT kiểm tra nồng độ cồn và kết quả kiểm tra người này không có cồn trong hơi thở.
“Đã uống rượu, bia thì không lái xe. Có hơi men trong người khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ rất nguy hiểm. Đi xe đạp cũng phải kiểm tra nồng độ cồn vì xe đạp cũng gây tai nạn. Một số người say xỉn chạy xe đạp không đụng người khác nhưng té ngã và dễ bị xe khác tông”, người đàn ông này nói.
Bị CSGT ra hiệu lệnh dừng xe máy để kiểm tra nồng độ cồn, anh L.Q.D. (35 tuổi, ngụ quận 12) chỉ ngậm ống và thổi không đúng cách. CSGT phải liên tục hướng dẫn anh D. cách thổi và phải mất gần 20 phút với cả chục lần thổi, lực lượng chức năng đã đo được nồng độ cồn của anh D. là 0,363 miligam/lít khí thở.
Với mức cồn này, anh D. bị lập biên bản xử phạt 4,5 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 17 tháng và tạm giữ xe 7 ngày.
“Tối nay công ty có buổi liên hoan cuối năm, tôi có uống 2 chai bia rồi về. Sau lần bị phạt này tôi sẽ rút kinh nghiệm, không uống rượu bia khi điều khiển xe”, anh Dũng chia sẻ.
Sau khi được xác định không vi phạm nồng độ cồn, nhiều người chia sẻ rất ủng hộ và mong lực lượng CSGT thường xuyên ra quân xử lý “ma men”.
Người đàn ông đi xe đạp bị CSGT yêu cầu dừng xe, đo nồng độ cồn
“Đi xe đạp cũng phải kiểm tra nồng độ cồn vì xe đạp cũng gây tai nạn. Một số người say xỉn chạy xe đạp không đụng người khác nhưng té ngã và dễ bị xe khác tông”, người đàn ông nói.
Phải mất gần 20 phút với cả chục lần thổi, CSGT mới đo được nồng độ cồn anh D. với mức vi phạm là 0,363 miligam/lít khí thở
Anh D ký xác nhận mức cồn vi phạm của mình vào biên bản và cho biết chỉ uống có 2 chai bia.
Dù người vi phạm nồng độ cồn để lại xe đạp ở chốt kiểm tra rồi bỏ đi, lực lượng CSGT vẫn có thể xử lý vi phạm...