Không xử phạt người ăn hoa quả có nồng độ cồn.
Theo ông Khuất Việt Hùng, đối với những người đã ăn hoa quả thì sẽ tạo ra cồn trong vòm họng, ống tiêu hóa, tuy nhiên, theo Bộ Y tế lượng cồn này sẽ "tan" sau khi ăn 15-20 phút và súc miệng xong sẽ hết.
Cũng theo Bộ Y tế, việc ăn hoa quả sẽ lên men, tạo cồn trong vòm họng, nhưng nếu thực hiện đúng quy trình lấy khí từ đáy phổi, câu chuyện sẽ khác.
Quy trình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm nồng độ cồn là máy đo lấy 1 lít khí từ đáy phổi thổi qua máy đo để ra chỉ số. Những quy định cấm đó đều với mục đích cuối cùng là bảo vệ lợi ích của người dân. Luật Phòng chống tác hại rượu bia và chế tài xử phạt vi phạm nồng độ cồn cũng theo tinh thần nhân văn này.
Hiện nay, Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 đã tác động rất lớn đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), đặc biệt là quy định nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện, được dư luận đánh giá cao.
Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGT) cũng vừa phát đi văn bản đề nghị Chủ tịch UBND kiêm Trưởng ban an toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quan tâm chỉ đạo Ban An toàn giao thông, các Sở, ngành, tổ chức đoàn thể, cơ quan báo chí và UBND các địa phương thực hiện tăng cường kiểm tra xử phạt lái xe uống rượu bia...
Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm tra, xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn, kết hợp chặt chẽ giữa công tác cưỡng chế và tuyên truyền để nâng cao hiệu quả; bảo đảm đủ trang thiết bị, vật dụng cho lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, trường học tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, chiến sĩ, sinh viên gương mẫu thực hiện “Đã uống rượu, bia không lái xe”, không uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.