Năm nay, ngày 23 tháng Chạp rơi vào thứ rơi vào thứ 6 ngày 17/1/2020 (dương lịch).
Những ngày cuối năm công việc rất bận rộn, song, truyền thống của gia đình Việt vẫn không thể bỏ qua việc chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Để có được mâm cúng Táo quân vẫn đủ đầy song có thể tiết kiệm thời gian, công sức bạn đọc có thể tham khảo gợi ý dưới đây.
Cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị gì?
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo trong quan niệm của người Việt nhằm thể hiện sự biết ơn đối với các vị thần trong một năm qua đã phù hộ cho gia đình. Đồng thời mong muốn các vị thần khi lên bẩm báo với Ngọc Hoàng Thượng đế sẽ bớt đi những lỗi lầm trong năm qua, cầu mong một năm mới bình an, mọi việc đều thuận lợi, may mắn.
Theo các chuyên gia, việc cúng Tết ông Công ông Táo không nhất thiết phải là “cao lương mỹ vị”. Điều quan trọng nhất đó là tấm lòng thành tâm dâng lên các vị thần.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần phải cao lương mỹ vị, điều quan trọng là thể hiện tấm lòng thành tâm của gia chủ.
Mỗi gia đình đều tự có lễ cúng ông Công ông Táo riêng, tùy vào điều kiện, hoàn cảnh khác nhau mà có thời gian, vị trí cúng khác nhau. Song điều chung là trên mâm cúng ông Táo theo tục lệ không thể thiếu được những vật phẩm như:
Bánh kẹo, trầu cau, rượu
Hương thơm, hoa tươi, ngũ quả
Ba bộ mũ áo, hia hài Táo quân cùng vàng nén
Ba con cá chép sống (hoặc cá chép giấy) để Táo quân cưỡi bay về trời
Ngoài ra, tùy theo truyền thống của mỗi gia đình có thể cúng ông Táo bằng lễ chay hay lễ mặn.
Một lưu ý đối với mọi người, trước lúc thực hiện việc cúng bái cần phải sửa sang, lau dọn bàn thờ thật gọn gàng, sạch sẽ.
Gợi ý mâm cúng ông Công ông Táo
Mâm cúng mặn ông Công ông Táo
Trong truyền thống người Việt, mâm cúng Táo quần về chầu Trời sẽ có các món như: Bánh chưng, xôi, nem rán, gà luộc, canh, rau củ xào (luộc), cá rán. Song ở mỗi miền khác nhau thì các món ăn lại có sự thay đổi để phù hợp hơn.
Với mâm cỗ truyền thống sẽ tốn khá nhiều thời gian để chuẩn bị. Đây là điều hạn chế đối với dân văn phòng. Vì vậy, các bà nội trợ có thể đổi một số món để đơn gián hóa mâm cỗ những vẫn đủ đầy.
Ngày nay, các bà nội trợ có thể mua xôi hay bánh chưng nên có thể tiết kiệm được phần nào thời gian chuẩn bị cho món này. Hơn thế, năm nay, trên thị trường có rất nhiều loại bánh chưng mới, lạ và mang ý nghĩa khác nhau như: bánh chưng đỏ làm từ xôi gấc, bánh chưng có chữ Phát Lộc, bánh chưng nhân cá hồi... Điều này cũng tương tự với món xôi, trên thị trường đa dạng các loại xôi đơn màu như: đỏ, tím, vàng.... xôi ngũ sắc (một đĩa 5 màu), xôi hình con cá, xôi trang điểm bằng bông đào, mai... Các bà nội trợ có thể thoải mái lựa chọn.
Mâm cỗ cúng Táo quân ngày nay, các bà nội trợ là dân văn phòng có thể giản tiện hơn rất nhiều những vẫn đủ đầy, ý nghĩa.
Đối với món nem, nếu không thể tự làm thì các bà nội trợ có thể mua ở ngoài về tự chiên rán hoặc đổi thành món giò để thời gian chế biến món ăn trở nên tiết kiệm hơn.
Hay như món rau củ bạn có thể đổi thành món rau thay vì mua đầy đủ nhiều loại rau củ thập cẩm và luộc lên để vừa tiết kiệm thời gian, vừa cân bằng món luộc món xào rán trên mâm cỗ.
Tùy phong tục địa phương, món cá rán có thể có hoặc không. Chẳng hạn như người dân vùng miền Trung trên mâm cỗ cúng Táo quân ngày 23 tháng Chạp thường có món cá rán. Song các gia đình đều có thể thay món này bằng thịt lợn luộc nguyên miếng để đơn gian hơn.
Một điều không thể thiếu là những con cá sống hoặc cá giấy để phóng sinh hay hóa vàng sau khi cúng xong.
Đối với món canh các bà nội trợ có thể làm canh miến thịt viên vừa đơn giản lại đúng cổ truyền.
Mâm cúng ông Công ông Táo chay
Việc chuẩn bị mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo sẽ cần chuẩn bị các món như:
Giò chay hoặc nem chay
Bánh chưng chay /hoặc xôi
Chè chay
Rau củ quả luộc, hoặc xào
Thịt gà chay
Với các nguyên liệu này, gia đình có thể mua sẵn tại các cửa hàng bán thực phẩm chay rồi về tự chế biến hoặc cũng có thể mua sẵn đồ đã chế biến để có thể tiết kiệm thời gian.
Sự tích ông Công ông Táo. Nguồn Youtube