Khai thác hiệu quả thế mạnh vùng trung du
Võ Miếu là xã thuần nông của huyện Thanh Sơn, với tổng diện tích đất tự nhiên gần 4.500ha, hơn 3.000 hộ dân. Trong sản xuất nông nghiệp, lúa, ngô và đặc biệt là cây chè được coi là sản phẩm chủ lực của địa phương. Trong đó, làng nghề chế biến chè Thanh Hà thuộc xã Võ Miếu đã được công nhận làng nghề cấp tỉnh từ năm 2018.
Cây chè được trồng ở xã Võ Miếu từ những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, ban đầu chỉ có vài chục hộ trồng chè, mỗi hộ có 1-2 sào chủ yếu là trồng giống chè trung du bản địa, năng suất và chất lượng thấp. Những năm gần đây, các giống chè mới được đưa vào sản xuất cho năng suất và chất lượng cao đã thay thế các giống chè cũ trên địa bàn như: LDP1, Kim Tuyên, Bát Tiên, Keo An Tích, PT95... Nghề trồng chè gắn trực tiếp với nghề chế biến chè xanh của các làng nghề, giúp bà con có thêm thu nhập.
Các đại biểu và bà con nông dân tham quan mô hình khảo nghiệm phân bón NPK 16.8.8 hàm lượng cao cho cây chè kinh doanh tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. (ảnh tư liệu)
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ, sau nhiều năm khai thác, cây chè trên địa bàn ngày càng cằn cỗi, bị giảm năng suất, nhiều hộ lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, bón nhiều lần trong năm khiến chi phí sản xuất tăng cao.
“Để tăng năng suất chè lên 20% là rất khó, nhưng khi Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tung ra thị trường sản phẩm phân bón NPK hàm lượng cao, chúng tôi đã phối hợp với công ty triển khai nhiều mô hình trình diễn trên cây chè đang tuổi kinh doanh”- lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Thọ nói.
Phân bón NPK 16.8.8 là sản phẩm mới được Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đưa ra thị trường từ năm 2018, có thành phần chuyên dùng cho cây chè tuổi kinh doanh. Kết quả thí điểm tại các mô hình cho thấy, phân NPK 16.8.8 giúp giảm số công bón phân (chỉ bón 3 lần/năm). Cây chè sinh trưởng phát triển tốt, năng suất, chất lượng búp chè tăng rõ rệt; giúp cải tạo đất, hạn chế rửa trôi, bốc hơi phân bón, cân bằng độ ẩm, ít sâu bệnh.
Sau khi trừ chi phí, mô hình cho lãi gần 40 triệu đồng/ha, cao hơn so với các vườn chè bón theo công thức cũ gần 19 triệu đồng/ha.
Ông Phạm Văn Cần - hộ nông dân trực tiếp tham gia mô hình tại xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn chia sẻ: “Mặc dù từ lâu người dân Võ Miếu chúng tôi đã coi chè là cây trồng chủ lực, tiền của cũng đổ dồn hết vào nương chè, nhưng thực sự việc bón phân và chăm sóc chè đúng cách nhiều khi nông dân không nắm rõ, bón phân chủ yếu theo cảm tính, kinh nghiệm. Lần này được tham gia mô hình bón phân NPK 16.8.8 của Lâm Thao, chúng tôi thấy năng suất chè tăng hơn hẳn. Búp chè dày, lá xanh gừng, đặc biệt rút ngắn được thời gian thu hái và tăng lứa hái trong 1 chu kỳ. Bình thường 42 - 45 ngày chúng tôi mới được thu hái, nhưng bón phân này chỉ cần 35 - 36 ngày là có chè hái rồi, chúng tôi rất phấn khởi”.
Cho hiệu quả cao
Công nghệ sản xuất phân bón mới của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao được đánh giá là an toàn với môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. |
Ngoài mô hình trên cây chè, Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ cũng phối hợp với Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thử nghiệm phân bón NPK 16.8.16 trên cây cam theo quy trình khép kín với diện tích hơn 1ha, trên 2 giống cam: CS1 và V2.
Kết quả cho thấy, phân bón này cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết, giúp cây cam sinh trưởng khỏe, ít phải bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cho hiệu quả năng suất và chất lượng cao hơn so với mô hình đối chứng.
Tại hội nghị tổng kết mô hình trình diễn sử dụng phân bón hàm lượng cao trên cây chè và cây cam ở Thanh Sơn, các đại biểu và bà con nông dân đều đánh giá cao hiệu quả thử nghiệm phân NPK Lâm Thao hàm lượng cao. Đồng thời, bà con cũng đề nghị Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với doanh nghiệp tiếp tục nhân rộng các mô hình trong thời gian tới; có phương án hỗ trợ cung ứng phân bón trả chậm, tạo điều kiện giúp bà con nông dân sử dụng phân bón NPK Lâm Thao hàm lượng cao rộng rãi trên nhiều loại cây trồng khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất...
Ông Phạm Xuân Hồng - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết: Đầu năm 2018, dây chuyền sản xuất NPK4 hàm lượng cao của Lâm Thao đã chính thức vận hành thương mại với công suất 150.000 tấn/năm, bổ sung vào 108 loại phân bón đang có của đơn vị. Trong đó, phân bón hàm lượng cao có khoảng 10 loại cho cây chuyên dùng như NPK cho cây thuốc lá ở Lạng Sơn, Cao Bằng được chính Viện Cây thuốc lá đặt hàng theo công thức; phân bón chuyên dùng cho cây trồng có múi như cam, quýt, bưởi; cây chè… và nhiều loại được sản xuất theo đơn đặt hàng đặc biệt.
Công nghệ sản xuất phân bón mới của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao được đánh giá là an toàn với môi trường, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Dây chuyền có hệ thống xử lý bụi ở tất cả công đoạn cấp nguyên liệu, trộn, tạo hạt, sấy, sàng, làm nguội, đánh bóng, đóng bao; có hệ thống xử lý khí, NH3 tại bộ phận sấy, vê viên, hóa lỏng ure tiên tiến, hiệu quả; có bộ phận tách giọt trong tháp hấp thụ để khử mùi.
Sản phẩm NPK hàm lượng cao của dây chuyền NPK số 4 có mẫu mã bao bì đẹp, bắt mắt. Trên bao bì sản phẩm có thông tin hướng dẫn sử dụng cụ thể, giúp bà con nông dân dễ nhận biết và sử dụng đúng cách.