-
Nho Quan huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình được đánh giá là địa phương thực hiện có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Đến nay, toàn huyện Nho Quan đã có 25 sản phẩm được công nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3-4 sao, trong đó có bột sâm, trà hoa vàng là đặc sản Ninh Bình.
-
Là Tổ Hợp tác nông nghiệp ở một thôn miền núi của tỉnh Bắc Kạn nhưng có đến 10 sản phẩm hàng hóa, trong đó có 4 sản phẩm OCOP. Tổ Hợp tác Nông nghiệp Quân Hà, huyện Bạch Thông có tới 10 đặc sản chế biến từ hoa đu đủ đực, tía tô, búp ổi...4 sản phẩm đạt sao OCOP, góp phần xây dựng nông thôn mới.
-
Do nhu cầu của thị trường chính Trung Quốc giảm nên xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc cũng giảm theo.
-
Miền cao huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) được biết đến là thủ phủ trồng sầu riêng ngon nức tiếng và đã được khẳng định thương hiệu. Hiện nay, các nhà vườn trồng "cây tiền tỷ" trên địa bàn đang tất bật chăm sóc sầu riêng, hướng đến sản xuất sạch hơn theo hướng hữu cơ để giữ vững thương hiệu, chất lượng loại trái cây đặc sản này.
-
Gia đình ông Lưu Văn Đức, bà Lê Thị Hương (Thôn 10, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) đang nuôi gà Minh Dư, một giống gà cổ truyền thịt chắc, trọng lượng lớn. Ông Lưu Văn Đức cho biết, gà Minh Dư của gia đình được nuôi theo mô hình kín, trong chuồng có phủ trấu.
-
Mô hình “Tổ phụ nữ trồng rau nhíp” của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Đồng Nai Thượng (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) đã thực sự mở ra một hướng phát triển kinh tế ổn định. Loại rau rừng đặc sản này đã giúp tăng thu nhập cho nhiều gia đình trên địa bàn xã.
-
Những ngày gần đây, nhiều tàu cá của ngư dân Phú Yên sau một đêm khai thác trở về có thể đánh bắt được 2-3 tấn cá cơm, có tàu đạt sản lượng 5-7 tấn. Với giá bán dao động khoảng 12.000-15.000 đồng/kg, trừ chi phí, mỗi tàu lãi khoảng 20-40 triệu đồng.
-
Sau Tết Ất Tỵ 2025, dịch vụ chăm sóc mai vàng ở Gia Lai lại tất bật vào mùa. Nghề chăm sóc mai sau Tết giúp cho nhiều nhà vườn khoản thu nhập đáng kể, nhưng công sức bỏ ra cũng không ít.
-
Từ lâu, người dân ven biển Bình Ðại, huyện Ba Tri, huyện Thạnh Phú (tỉnh Bến Tre) ví con nghêu (con ngao) như “vàng trắng” vì mang giá trị rất lớn giúp họ có cuộc sống sung túc.
-
Mới đây, tại nhà văn hóa thôn Cao (xã Bảo Khê, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) diễn ra chương trình Livestream sản vật địa phương. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình truyền hình thực tế "Về quê làm giàu" có sự hiện diện của một MC nổi tiếng.
-
Rau má là loại thực vật mọc dại hay bò lan trên mặt đất ở gần bờ nước, ao hồ...Giờ đây, người dân xã Yên Thắng (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) đã trồng bạt ngàn trên cánh đồng. Cây rau má đang dần trở thành nông sản chủ lực giúp người dân Yên Thắng có thu nhập gần 400 triệu đồng/ha/năm.
-
Lần đầu tiên, xuất khẩu cà phê chế biến của Việt Nam đạt 1,18 tỷ USD trong năm 2024, trong khi giá cà phê cũng xác lập những kỷ lục mới.
-
Với sự cần cù, chịu khó và biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gần 10 năm qua, vợ chồng anh Nguyễn Văn Bảy và chị Lê Thị Nhàn (thôn 2, xã Ea Khăl, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk) đã biến 9 ha đồi đất sỏi đá thành một vườn cây ăn trái tươi tốt, cho thu nhập khá.
-
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2023. Hiện tại, trái dừa là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3, chỉ xếp sau sầu riêng và thanh long. Đây là lần đầu tiên sau 14 năm, xuất khẩu các sản phẩm dừa Việt Nam cán mốc tỷ USD.
Chủ đề nóng