Chuột là loài động vật được sử dụng nhiều nhất trong các thí nghiệm (ảnh minh họa)
Vai trò quan trọng đầu tiên của loài chuột phải kể đến đó là sử dụng trong thí nghiệm. Theo tính toán, kể từ giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, số lượng chuột được dùng trong các thí nghiệm đã tăng tới 4 lần. Trong khi đó, số lượng các loài khác như thỏ, cừu, chó mèo, dùng trong thí nghiệm không hề tăng.
Theo bảng thống kê hàng năm về thí nghiệm trên động vật có xương sống, mỗi năm, tại Anh có tới 3,3 – 4 triệu con chuột được sử dụng trong thí nghiệm, tại Mỹ là khoảng 11 triệu con. Có thể nói, những loại thuốc, vắc xin, chế phẩm sinh học cứu sống hàng triệu người mỗi năm, có đóng góp rất lớn từ sự “hy sinh” của loài chuột.
Theo tờ Livescience, chuột thường được các nhà khoa học sử dụng trong thí nghiệm y học để thử thuốc, vắc xin. Loài chuột và người có hệ gene giống nhau tới 90%. Điều này khiến chuột trở thành con vật trung gian phù hợp, giúp tìm hiểu cách thức gene người phản ứng với từng loại thí nghiệm khác nhau. Nhiều nhà khảo cổ học còn cho rằng, chuột là tổ tiên của loài người.
Tuy nhiên, nói về mức độ giống con người, hệ gene của chuột vẫn xếp sau nhiều loài động vật thuộc bộ linh trưởng, như tinh tinh (giống 99%), khỉ đột (98%), đười ươi (95%).
Chuột có hệ gene rất giống người (ảnh minh họa)
Ngoài gene, hệ thống sinh học trong cơ thể và các chi của chuột cũng có cách thức hoạt động rất giống người. Chuột là loài vật tương đối hiền lành, dễ nuôi và không chiếm nhiều không gian. Chi phí để nhân giống hàng loạt chuột cũng rất rẻ.
Chuột có đặc tính là sinh sản rất nhanh, tuổi thọ ngắn, vì vậy, các nhà khoa học sẽ không phải tốn nhiều thời gian chờ đợi, khi thực hiện những nghiên cứu có kết quả thể hiện ở 2 – 3 thế hệ đời sau của chuột. Chuột cũng là loài có khả năng sống được, sau khi bị các nhà khoa học biến đổi gene.
Chuột được chọn để dùng trong thí nghiệm là chuột bạch và chuột lang. Chúng đều có tính hiền lành và ưa sạch sẽ. Tuy nhiên, chuột bạch được sử dụng nhiều hơn cả vì kích thước nhỏ, ăn ít, dễ nuôi và dễ nhân giống. Màu lông của chúng cũng rất phù hợp với môi trường của phòng thí nghiệm.
Chuột cũng có vai trò không hề nhỏ trong việc phát triển hệ sinh thái rừng. Tập tính đào hang của loài chuột giúp cho đất thoáng, cây trồng dễ hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng. Chuột còn giúp phát tán các loại hạt và nấm là thức ăn của chúng ra những địa bàn xa hơn.
Chuột cũng có nhiều vai trò trong việc bảo vệ tự nhiên (ảnh minh họa)
Hải ly – một loại chuột khác, lại là những kĩ sư trong tự nhiên. Những con đập (tổ) mà chúng đắp có tác dụng chống lũ, lọc nước, chặn dầu tràn và giữ nước cho các vùng bị hạn hán.
Chuột cũng có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, thịt chuột đồng có vị ngọt chát, có giá trị dinh dưỡng cao, giúp mạnh gân cốt, tăng trí lực. Tại huyện Yên Thành, Nghệ An, thịt chuột đồng còn được coi là món đặc sản.
Theo quan niệm dân gian, ăn thịt chuột nướng còn có thể trị được chứng đái dầm của trẻ em. Tuy nhiên, cần đảm bảo chuột không bị bệnh và quá trình xử lý hợp vệ sinh. Tờ Livescience cho biết, tại Ai Cập, thịt chuột là một vị thuốc chữa được bệnh đau dạ dày.
Trong cuốn Món lạ miền Nam, có nhắc đến câu chuyện vào thời nhà Thanh (Trung Quốc) đãi tiệc liên quân tám nước. Trong 140 món ăn cực phẩm của Trung Quốc được Từ Hy Thái Hậu sử dụng, nổi bật nhất là món “sâm thử” – chuột sâm. Chuột được nuôi bằng nhân sâm thượng hạng và nước suối, đến đời thứ ba thì được mang ra làm thực phẩm, vô cùng bổ dưỡng.
Mỗi nước trên thế giới lại có những phong tục tập quán đón mừng độc lạ.