Lãnh đạo nhiều bộ, ngành, tỉnh và gần 600 doanh nghiệp trong vùng về dự.
Tiềm năng chưa được khơi dậy
Vùng Tây Bắc gồm 12 tỉnh miền núi, trung du phía Bắc có diện tích tự nhiên hơn 109.000km2, chiếm 33% diện tích cả nước với dân số trên 11,4 triệu người, hơn 30 dân tộc sinh sống, đạt mật độ dân số bình quân 105 người/km2.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình toàn vùng trong những năm vừa qua đạt khá cao. GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 11 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Tại Diễn đàn, Ban tổ chức và lãnh đạo các tỉnh vùng Tây Bắc đã trao chứng nhận cho 21 dự án đầu tư và ký kết với 3 dự án đầu tư mới, tổng trị giá trên 14.000 tỷ đồng. |
Tây Bắc là địa bàn có nhiều tài nguyên khoáng sản nhất cả nước; có lợi thế về phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, thuỷ điện, sản xuất giấy, gỗ… Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, nhiều dự án công nghiệp lớn đã và đang đầu tư khá hiệu quả trên địa bàn: Thuỷ điện Sơn La, Tuyên Quang, Huổi Quảng; thép Thái Nguyên, thép Việt Trung; đồng Sin Quyền; tuyển quặng apatit Cam Đường; giấy Bãi Bằng; xi măng Sông Thao, Sơn La...
Tuy có tiềm năng dồi dào như vậy nhưng những năm qua kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc vẫn phát triển chậm, có tới 49 trong tổng số 62 huyện nghèo của cả nước. Tình hình huy động vốn đầu tư trên địa bàn chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng.
Năm 2009 huy động vốn đạt gần 64.000 tỷ đồng; năm 2010 dự kiến đạt trên 100.200 tỷ đồng. Vốn đầu tư nước ngoài vào với Tây Bắc cũng còn khiêm tốn.
Tính đến tháng 10-2010, vùng có 253 dự án của 25 quốc gia còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 1,53 tỷ USD. Giá trị đầu tư bình quân của mỗi dự án chỉ ở mức 6 triệu USD; tập trung vào 4 lĩnh vực chủ yếu: Công nghiệp chế biến, chế tạo; khai khoáng; nông-lâm-thuỷ sản và dịch vụ.
Khai thông nguồn lực
Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng
Một trong những nguyên nhân hạn chế sức thu hút đầu tư của vùng được các đại biểu đưa ra là hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông chậm phát triển. Tây Bắc là những tỉnh nghèo nên cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cũng chưa đủ sức thuyết phục doanh nghiệp.
Địa bàn xa xôi, cách trở, chất lượng nhân lực tại chỗ chưa cao cũng là khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp tác chiến.
Đại diện các Bộ: NN&PTNT, GTVT, KH&ĐT… đã thông báo những chính sách mới, dự án mới đang và sẽ đầu tư phát triển vùng Tây Bắc để khơi thông nguồn lực, tăng sức hút đầu tư: Hình thành các vành đai tuyến giao thông đường bộ, phát triển đường sông, củng cố đường không. Nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển kinh tế, phát triển vùng nguyên liệu. Đầu tư mạnh vào công nghiệp chế biến nông-lâm-thuỷ sản với những sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh lớn: Chè, cà phê, ngô, cao su, sữa bò, đàn gia súc, gia cầm…
Phát biểu chỉ đạo Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng nhấn mạnh: Đầu tư vào vùng Tây Bắc là hoạt động có nhiều khó khăn nhưng cũng là hoạt động mang tính chất tri ân. Vì vậy các cấp, các ngành, các doanh nghiệp phải cố gắng cùng nhau làm thật tốt, làm hết sức mình; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư.
Các bộ, ngành, các tỉnh cần đẩy mạnh phê duyệt quy hoạch đầu tư; Bộ NN&PTNT tăng cường hơn nữa việc hướng dẫn các địa phương phát triển đầu tư trong lĩnh vực mình quản lý. Bộ GT-VT xúc tiến đẩy nhanh tiến độ đầu tư các tuyến giao thông trọng điểm trong vùng.
UBND các tỉnh cần làm tốt nhu cầu đầu tư phát triển của địa phương mình, chủ động giải quyết kịp thời các vướng mắc hoặc báo cáo, phối hợp với các bộ, ngành để giải quyết nhanh, thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển trong vùng. Mong các nhà đầu tư tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và đầu tư vào Tây Bắc.
Kiều Thiện