Toàn cảnh khu chuồng nuôi thỏ New Zealand tại trang trại DTH Farmt.
Trả lời thắc mắc của nhiều bạn đọc gửi đến báo Dân Việt về kỹ thuật chăm sóc thỏ New Zealand, ông Nguyễn Hoàng - cán bộ quản lý trang trại thỏ DTH Farmt (Công ty TNHH Phát triển công nghệ DTH Việt Nam) cho biết, thỏ trắng New Zealand là loài ăn tạp, thức ăn đa dạng và phong phú.
Các loại thức ăn thô xanh chiếm 50 – 60% khẩu phần ăn/ngày như: Thân, lá cây họ đậu (đậu xanh, đậu tương, lạc, củ đậu, keo dậu…), thân lá nhóm cây lương thực (sắn, ngô, khoai lang…); Lá các loại rau (rau muống, rau cải, xu hào, bắp cả …); Lá các nhóm cây khác (mít, ổi, cỏ voi, cỏ các loại…). Thức ăn củ quả chiếm 30% khẩu phần gồm: Chuối, bí đỏ, cà rốt, thóc, ngô, khoai, sắn…
Theo ông Hoàng, lượng thức ăn cho thỏ/ngày bà con cũng phải để ý cho ăn bằng 30 – 40% trọng lượng cơ thể. Nếu sau 12h thỏ ăn thừa thức ăn, chúng ta cần loại bỏ và thay thức ăn mới để tránh ôi thiu ẩm mốc làm thỏ bị tiêu chảy.
Thức ăn viên phải đảm bảo thành phần dinh dưỡng cho thỏ tăng trưởng theo thời gian nuôi: Cụ thể, thỏ con nuôi đến trưởng thành: 8 – 10% protein, 2 – 4% lipid, 10 – 20% glucid và trên 4 tháng tuổi một ít chất xơ.
Thỏ có thai và cho con bú: 10 – 15% protein, 5 – 7% lipid, 10 – 20% glucid và thức ăn xanh. Thỏ lứa: 30 – 50g cám viên, mỗi ngày chia làm 2 lần và thức ăn xanh. Thỏ đực giống, cái nuôi con và mang thai: 80 – 100g cám viên và thức ăn xanh.Bên cạnh đó, việc cung cấp nước uống cho thỏ New Zealand cũng cần phải chú ý đảm bảo sạch. Theo đó, nước sạch mỗi con 0,1 – 0,5lít/ngày và được thay hàng ngày.
"Nhiều người cho rằng thỏ không cần uống nước là sai lầm vì nước rất cần cho trao đổi chất. Thỏ chết không phải do uống nước hay ăn cỏ ướt mà vì uống phải nước bẩn và ăn rau bị nhiễm độc…", ông Hoàng khẳng định.
Nhân viên thú y kiểm tra sức khỏe thỏ giống New Zealand tại trang trại.
Cũng theo ông Hoàng, để nuôi thỏ hiệu quả, người dân cũng cần lưu ý xây dựng chuồng trại khoa học theo đúng kỹ thuật. Theo đó, vật liệu làm chuồng thỏ nên sử dụng thép mạ kẽm hoặc inox chống han gỉ. Các nan thép dầy, khỏe, mối hàn chắc chắn.
Vị trí: Xây dựng chuồng trại ở những nơi cao ráo, thoáng mát, không bị mưa tạt, gió lùa (Tốt nhất nên xây chuồng kín, được lắp đặt hệ thống quạt hút mùi, tấm làm mát).Sau khi xây dựng xong chuồng trại thỏ, bà con phải tiến hành khử trùng, mọi người phải có hệ thống khử trùng ngay cửa ra vào, đảm bảo không bị lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài.
Trong quá trình thiết kế chuồng thỏ, bà con nên sử dụng hệ thống máng tôn để hứng toàn bộ phân nước tiểu thải ra hầm Bioga để đảm bảo vệ sinh môi trường.
Nhân viên kỹ thuật của trang trại DTH Farmt đang tư vấn kỹ thuật cho người dân tại tại trang trại của đơn vị ở Đông Anh (Hà Nội).
Máng ăn cho thỏ bà con nên sử dụng máng ăn bằng nhựa hoặc tôn, dễ dáng tháo lắp, vệ sinh. Vòi uống nước của thỏ nên sử dụng hệ thống vòi uống tự động.
Riêng với lồng thỏ tiêu chuẩn phải đạt: Kích thước (dài*rộng*cao): 120cm*60cm*35cm. Sắt đáy 2,7mm; Vách và nóc 2mm. Khoảng cách giữa các nan đáy: 0,8cm – 1 cm (Giúp thỏ sơ sinh không rơi xuống đất). Khoảng cách giữa các nan vách và nan nóc: 1,8cm -2 cm (giúp chống chuột). Chất liệu: Sắt mạ kẽm (hoặc inox) chống han gỉ. Độ bền 8-10 năm.
Các cá nhân, đơn vị có nhu cầu tư vấn kỹ thuật chăn nuôi thỏ New Zealand giống, thương phẩm liên hệ trang trại thỏ DTH Farmt Hotline: 0963.26.0128 để được hỗ trợ.
LIÊN HỆ TRANG TRẠI THỎ DTH FARMT Trụ sở: Số 9 Đồng Bát, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Trang Trại: Số 47 khối 7B thị trấn Đông Anh, Hà Nội. Điện Thoại: 0963.26.0128 Email: trangtraithodth@gmail.com Website: https://trangtraitho.com/ Fanpage: https://www.facebook.com/trangtraithodth/ |