Tắc đầu ra…
Nhìn những trại rau ăn lá được trang bị CNC “đẹp như mơ” với nhà lưới, hệ thống tưới tự động của HTX Rau Mười Hai không ai tin nơi đây đang chật vật tìm đầu ra.
Theo ông Giấy, hiện HTX có 8ha đất làm rau CNC với 12 thành viên. Mỗi ngày, HTX thu hoạch 5 tấn rau, nhưng chỉ bán được khoảng 1 tấn cho khu công nghiệp và một ít cho hệ thống siêu thị, số còn lại bán cho thương lái với giá rẻ mạt.
“Hệ thống siêu thị ở TP.HCM chỉ lấy rau của HTX sau khi thu ở khu vực thành phố không đủ hàng. Còn thương lái thì lúc nào cũng chờ chực ép giá” - ông Giấy bộc bạch.
Một nhà vườn trồng rau an toàn tại Long An. Ảnh: P.V
Cùng loay hoay với “bài toán” đầu ra là HTX Dịch vụ nông nghiệp Đạo Thạnh (TP. Mỹ Tho, Tiền Giang). Dù việc sản xuất rau thủy canh tại HTX này mang lại hiệu quả bước đầu nhưng đầu ra cho sản phẩm vẫn chưa ổn định.
Ông Huỳnh Tấn Phúc - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Đạo Thạnh cho biết, hướng sắp tới HTX sẽ mở rộng diện tích trồng rau thủy canh. Cái khó của HTX hiện nay là chi phí đầu tư ban đầu rất cao, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
“Sản lượng rau thu hoạch của HTX chủ yếu bán qua thương lái, mà thương lái thì lúc nào cũng muốn mua với giá thật thấp mà thôi” - ông Phúc chia sẻ.
Trong đó, các tỉnh phía Nam, diện tích sản xuất rau đạt 518.300ha, năng suất đạt 190,3 tạ/ha, sản lượng đạt 9.862,3 nghìn tấn.
Các tỉnh có diện tích và năng suất trồng rau lớn là: Tiền Giang 51.500ha, năng suất đạt 202,4 tạ/ha; An Giang 33.300ha, năng suất đạt 218,6 tạ/ha. Những tỉnh có năng suất đạt cao nhất là Lâm Đồng 331,5 tạ/ha, TP.HCM 315,6 tạ/ha.
Cục Trồng trọt cũng cho biết, hiện trên địa bàn cả nước đã hình hành nhiều diện tích sản xuất rau tập trung áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và nước ngoài do sản xuất không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm đáp ứng ngày càng cao của thị trường.
Sản xuất, kinh doanh rau gặp nhiều rủi ro, sản lượng rau tiêu thụ qua hệ thống cửa hàng còn thấp, thiếu mạng lưới kinh doanh rau chất lượng cao, rau an toàn (RAT)…
“Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp (DN) đã được hình thành ở nhiều vùng sản xuất hàng hoá, song nhìn chung còn ít. Việc chấp hành theo hợp đồng ký kết của cả người sản xuất và DN chưa nghiêm dẫn đến tình trạng DN không thu mua sản phẩm theo hợp đồng hoặc dân không bán sản phẩm cho ND khi có sự biến động giá cả thị trường” - ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt đánh giá.
Dựng quầy bán rau
Cục Trồng trọt cho biết, năm 2019, diện tích sản xuất rau các loại của cả nước vào khoảng 970.000ha, tăng khoảng 8.400 ha so với năm 2018, năng suất ước 195 tạ/ha, tăng khoảng 17,2 tạ/ha; sản lượng đạt 18,92 triệu tấn, tăng 1,83 triệu tấn (10,7%) so với năm 2018.
Ông Tùng cho rằng, công tác quản lý nhà nước về sản xuất rau ứng dụng CNC, tiêu thụ RAT còn bất cập, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sản xuất chân chính và gây thiếu lòng tin của người tiêu dùng...
Để giải quyết bài toán đầu ra, ông Tùng cho biết, nên hình thành các chuỗi liên kết RAT có sự tham gia của người sản xuất, sơ chế - chế biến- phân phối, kinh doanh - tiêu thụ. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền về sản xuất và tiêu thụ RAT; phát triển các chợ đầu mối gắn với các vùng sản xuất lớn.
Cần duy trì và xây dựng một số chợ quy mô nhỏ để thuận tiện cho việc tiêu thụ RAT ở các vùng sản xuất lớn nằm xa chợ đầu mối. Xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT theo các hình thức sau: Quầy RAT tại các khu dân cư, tùy theo quy mô của khu dân cư để bố trí 1 – 3 cửa hàng RAT/khu; quầy RAT tại các chợ (chủ yếu là khu vực nội thành) với số lượng 1 – 2 quầy/chợ...
Sẽ xây dựng 20 chợ an toàn thực phẩm Trong giai đoạn thí điểm (2020-2025), hệ thống trung tâm này sẽ xây dựng 2-3 trung tâm cung ứng nông sản (CƯNS) hiện đại, 2-3 trung tâm thu gom nông sản (TGNS) và 20 chợ an toàn thực phẩm (ATTP) trên cả nước. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam phát biểu tại hội nghị. Rất cần thiết Ngày 18/11, Bộ NNPTNT tổ chức Hội thảo báo cáo Dự án “Nghiên cứu xây dựng định hướng, cơ chế, chính sách phát triển hệ thống trung tâm cung ứng nông sản Việt Nam hiện đại giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến 2030” tại TP.HCM. Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết, hiện cả nước phát triển được khoảng 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, hều hết các mô hình sản xuất liên kết còn nhỏ lẻ, thiếu tính bền vững, thường xuyên phải đối mặt với tình trạng giá cả bấp bênh, được mùa, mất giá, nông sản được tiêu thụ không ổn định. “Vì vậy, việc xây dựng và phát triển dự án là rất cần thiết và phù hợp với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới” - ông Nam khẳnhg định. Cũng theo ông Nam, dự án được thực hiện còn góp phần thay đổi toàn bộ chuỗi sản xuất, cung ứng và phân phối nông sản một cách hiệu quả thông qua hệ thống trung tâm cung ứng nông sản VN hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Theo ông Nguyễn Minh Tiến – Cục trưởng, Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Giám đốc dự án, hiện cả nước có hơn 6.000 chợ nông thôn và nhiều chợ đầu mối. Nhưng một trong những vấn đề bất cập là kết nối các chợ, nhất là giữa chợ đầu mối và vùng nguyên liệu. Ông Bertrand Ambroise – Giám đốc Điều hành quản trị Tập đoàn Semnaris (chủ chợ Rungis – Paris), đại diện đơn vị tư vấn thực hiện Dự án cho rằng, Việt Nam nên thực hiện dự án này vì đây là một công cụ tuyệt vời để cải thiện hệ thống phân phối thực phẩm tươi sống đang khá lạc hậu ở Việt Nam. Ông Lâm Dũng Tiến – Tổng giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (SATRA) góp ý tại hội nghị. Đây cũng là mô hình giúp nông dân đưa sản phẩm tươi mới đến khách hàng nhanh nhất. Tạo ra cơ hội cho nông sân nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế vùng nông thôn. Dự án này cũng là công cụ hoạch định bền vững cho Việt Nam để giải quyết vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Đầu tư công-tư (PPP) Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở NNPTNT TP.Cần Thơ Nguyễn Minh Toại cho rằng, còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết để hình thành hệ thống trung tâm này. Tuy nhiên, trong tình hình sản xuất và kinh doanh nông sản đáng lo như hiện nay, ông Toại khẳng định: “Khó mấy cũng phải làm”. Theo ông Toại, khúc mắc lớn nhất hiện nay là ai sẽ truy xuất nguồn gốc? Quy chuẩn ra sao với hàng nông sản trước khi nhập về các trung tâm? Mô hình buôn bán tại chợ Bình Điền được Bộ NN&PTNT đánh giá cao. “Vừa rồi, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học - Công nghệ soạn thảo bộ quy chuẩn truy xuất nguồn gốc nông sản. Theo đó, dự kiến đến năm 2025 mới có bộ quy chuẩn này. Vậy, làm thế nào để Bộ NNPTNT xây dựng hệ thống trung tâm cung ứng nông sản Việt Nam hiện đại giai đoạn 2020-2025 và định hướng đến 2030 có hàng đưa vào hệ thống khi bộ quy chuẩn truy xuất nguồn gốc tới năm 2025 mới có?” - ông Toại đặt vấn đề. Ông Nguyễn Hữu Phước – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận cũng nêu, tỉnh Bình Thuận chắc chắc sẽ xây dựng Trung tâm thu gom nông sản bởi tỉnh này có 600.000 tấn thanh long/năm (75% xuất khẩu) và 220.000 tấn thủy sản/năm. “Nếu Trung tâm thu gom nông sản không có chức năng kinh doanh thì tỉnh Bình Thuận chắc chắn sẽ không chở hàng trăm ngàn tấn nông sản của mình về Bà Rịa – Vũng Tàu để nhờ xuất khẩu” - ông Phước quả quyết. Trong khi đó, ông Lâm Dũng Tiến – Tổng giám đốc Tổng công ty TM Sài Gòn TNHH MTV (SATRA), đơn vị quản lý Chợ đầu mối Bình Điền (TP.HCM) cho rằng, nếu dự án triển khai xây chợ ATTP ở xã thì ngôi chợ truyền thống phải dẹp hay tồn tại song song? “Nhiều ngôi chợ nông thôn xây xong không có tiểu thương vào. Thực tế cho thấy với thị trường nông sản hiện nay ai dám đảm bảo nông dân làm hàng sạch, GAP thì bao tiêu hết?”, ông Tiến góp ý. Theo ông Tiến, trong quá trình nghiên cứu các chợ trong nước và nước ngoài để xây dựng dự án, việc vận hành hệ thống cung ứng nông sản có rất nhiều thách thức. Khi hình thành trung tâm cung ứng nông sản, Bộ NNPTNT cũng đánh giá đây là thách thức kể cả cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. “Một trong những vấn đề là đảm bảo cơ chế giám sát để tất cả sản phẩm khi đưa vào hệ thống phải đúng quy chuẩn ATVSTP”, ông Tiến chia sẻ. |