Năm 2010, Trung Quốc đã đánh bật Anh để vươn lên vị trí thứ 3. Và đến năm 2011 thì nước này vượt Mỹ, chiếm 30% thị phần thông qua các phiên đấu giá và thỏa thuận mua bán, báo cáo mới đây của Quỹ Nghệ thuật châu Âu (TEFAF) cho biết.
Một phiên đấu giá cổ vật Trung Quốc tại Hong Kong năm 2010. Ảnh: Xinhua |
Tổng doanh số bán ra các tác phẩm nghệ thuật và cổ vật tại Trung Quốc tăng 7%, thu về 60,8 tỷ USD.
Tiến sĩ Clare McAndrew – người biên tập bản báo cáo – cho rằng: “Trung Quốc trở thành thị trường hàng đầu bởi sự bùng nổ lớp người giàu có, nguồn cung nội địa dồi dào và nhu cầu mạnh mẽ đối với nghệ thuật Trung Hoa.”
Còn nhà phê bình nghệ thuật tại nhật báo The Times – bà Rachel Campbell-Johnston nhận định: “Sự thống trị của Trung Quốc trên thị trường nghệ thuật đơn giản là phản ánh sự thay đổi về sức mạnh kinh tế trên thế giới.”
Cũng theo báo cáo trên, Mỹ chiếm 29% thị phần – đứng thứ 2, còn Anh tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 với thị phần 22%, và ở vị trí thứ 4 với 6% là Pháp.
Ngọc Thúy