Các xã này gồm: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Hoàng Su Phì và Xín Mần.
Theo kế hoạch trên, trước mắt Hà Giang sẽ tập trung mọi nguồn lực đầu tư, hỗ trợ theo quan điểm toàn diện, hoàn thành dứt điểm từng thôn, từng xã; ưu tiên thực hiện đầu tư cho 40 xã điểm. Đồng thời, tỉnh bố trí từ nguồn ngân sách T.Ư để hỗ trợ lãi suất theo chương trình 30a.
Cụ thể, hỗ trợ 100% giá giống đối với sản xuất ngô; 50% giá giống đối với sản xuất khoai tây, khoai lang và các loại rau hàng hoá. Trong trường hợp các hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn ngân hàng để đầu tư sản xuất cây trồng vụ đông, ngân sách sẽ hỗ trợ 100% lãi suất trong 12 tháng để các hộ đầu tư mua giống, phân bón. Mức đầu tư hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 15 triệu đồng/hộ.
Riêng với các xã xây dựng nông thôn mới không thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết 30a như các huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê và TP.Hà Giang, tỉnh Hà Giang đã đề ra chính sách: Đối với các hộ gia đình và cơ sở chăn nuôi trâu, bò được hỗ trợ kinh phí mức 1,2 triệu đồng/con/năm; ngân sách địa phương sẽ hỗ trợ 50% lãi suất trong vòng 24 tháng cho hộ gia đình và cơ sở chăn nuôi, kể từ ngày giải ngân theo hợp đồng tín dụng với mức vay tối đa là 20 triệu đồng; hỗ trợ 100% lãi suất trong thời hạn 36 tháng đối với những hộ gia đình nghèo chưa có trâu, bò giống sinh sản để mua giống với mức vay tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ.
Ngoài ra, các hộ gia đình và cơ sở chăn nuôi không thuộc địa bàn của các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ sẽ được hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng trong thời hạn 36 tháng để làm chuồng trại chăn nuôi trâu, bò hàng hoá với mức hỗ trợ lãi suất tối đa là 50 triệu đồng.
Văn Phú