Không như nhiều thanh niên cùng trang lứa trong xã là học xong thì vào các công ty, xí nghiệp trên thành phố làm công nhân những mong thoát khỏi cuộc sống quanh năm gắn bó với “con trâu, cái cày”, anh Quang ở lại quê hương làm nông. “Đọc báo, tìm hiểu thông tin trên mạng tôi thấy nhiều nông dân (ND) đổi đời nhờ làm kinh tế trang trại. Tôi suy nghĩ, tại sao họ làm được mình lại không làm, nhưng ngặt nỗi lại không có vốn”- anh Quang thổ lộ.
Đầu năm 2013, được cán bộ Hội ND hướng dẫn, anh Quang làm đơn và được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lập Thạch cho vay 30 triệu đồng chương trình tín dụng ưu đãi vùng khó khăn. Có vốn, anh xây chuồng trại trên diện tích 3 sào, mua gà, chim trĩ giống về nuôi.
Theo anh Quang, chim trĩ thích nghi tốt với nhiều điều kiện địa hình và vùng khí hậu. Việc làm chuồng trại nuôi chim trĩ khá đơn giản nên có thể tận dụng các khu chuồng nuôi cũ miễn sao đảm bảo vệ sinh, thoáng mát và kín để chim không bay đi mất. Với chim non từ 1 - 3 tháng tuổi nuôi, úm trong chuồng lưới mắt cáo, hoặc rải trấu, hạn chế tiếp đất, nuôi ở nơi kín gió, cách ly phòng ngừa bệnh dịch. Hạn chế cho người lạ hoặc vật nuôi khác tiếp cận...
Hiện, với 10 cặp chim trĩ, 3 tháng xuất chuồng một lần, giá bán trên thị trường 400.000-450.000 đồng/kg, anh Quang thu 20- 30 triệu đồng/năm.
Không chỉ nắm vững kỹ thuật nuôi chim trĩ, anh Quang còn thuộc lòng cách nuôi gà. Anh Quang cho hay: “Phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, kịp thời phát hiện dịch bệnh và có biện pháp phòng tránh”. Từ mấy trăm con gà ban đầu, hiện trang trại của anh có 1.500 con, mỗi năm bán 4-5 lứa, anh có hơn 100 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu với gà, chim trĩ, anh Quang còn nuôi lợn. Trong chuồng nhà anh lúc nào cũng có 15-20 con, mỗi năm bán 2 lứa được 5 tấn lợn hơi, anh có khoản tiền gần 200 triệu đồng.
Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm nuôi chim trĩ, gà, lợn liên hệ với anh Quang qua số điện thoại:
0979.548.4560979.548.4560979.548.4560979.548.456.
CallSend SMSAdd to SkypeYou'll need Skype CreditFree via Skype