Tỷ lệ đặt cọc của đơn vị dự thầu là 10%, với mức giá tham chiếu 43,6 triệu đồng một lượng.
Phiên đầu tiên này được nhìn nhận là phiên có tính thăm dò, đánh giá thị trường, Trước câu hỏi, khi NHNN vào cuộc bình ổn giá vàng với tư cách là người mua bán giá vàng, chênh lệch giá vàng thế giới và trong nước thu hẹp. NHNN sẽ làm gì để kích thích nhu cầu mua vàng của người dân?
Lãnh đạo NHNN khẳng định, người dân khi mua hoặc bán vàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đầu tiên, mong muốn mục đích của họ là để tích trữ, đầu cơ. Trong đó số lượng người mua tích trữ nhiều hơn đầu cơ. Họ không tính tới chuyện chênh lệch là bao nhiêu, vì vậy bán lấy vốn đó để sử dụng mục đích khác.
Vẫn lo ngại về việc các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp bắt tay nhau để thông thầu, làm giá sau khi trúng thầu vị đại diện nhấn mạnh: thị trường vàng có nhiều người tham gia, và ai cũng có khả năng trúng thầu. Vì vậy câu chuyện đặt giá, làm giá rất khó xẩy ra. Từ xa xưa đến giờ chi phí làm giá quá lớn, nên mục tiêu không khả thi. Cá nhân tôi cho rằng, giá thị tường vẫn do thị trường quyết định là chính” – vị đại diện nhấn mạnh.
NHNN cũng có thực hiện các phiên đấu thầu tiếp theo, do vậy doanh nghiệp không thể ôm một đống vàng chờ thời cơ vì giá biến động, rủi ro lớn.
Vị này cũng so sánh, giá vàng rất khác với giá sữa. Nếu không mua sữa dùng thì không còn sẩn phẩm khác thay thế. Còn vàng là mặt hàng khác, giá lên thì người dân có quyền không mua nữa. Đặc biệt, ai muốn đầu cơ vàng cũng khó. Muốn đầu cơ phải có công cụ, có vốn. Những người có thể cầm được nhiều vốn để đầu cơ vàng là rất hiếm, không có. Chưa kể việc NHNN sẽ can thiệp đầu cơ rất lớn. Vị này khẳng định: mục tiêu chính của NHNN can thiệp thị trường vàng là chống vàng hóa.
Cũng liên quan đến việc quản lý thị trường vàng, chiều 27.3, NHNN ra văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó, yêu cầu các TCTD không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VND hoặc các hình thức bằng tiền khác cũng như không được sử dụng vàng huy động để cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay tại TCTD khác.
TCTD cũng không được cho khách hàng vay vốn để mua vàng, trừ trường hợp được Thống đốc chấp thuận cho phép vay vốn mua vàng để sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ. NHNN cũng yêu cầu, khách hàng phải trả phí cho TCTD thực hiện dịch vụ giữ hộ; các mức phí dịch vụ quản lý, bảo quản, giữ hộ vàng phải được niêm yết công khai.
T.Hằng