Tương ớt pha hơi sánh, vị cay nồng, giúp tăng thêm hương vị cho món bánh ướt bình dân. Đây chính là điểm đặc trưng làm nên nét riêng biệt của món bánh ướt vỉa hè
Bánh ướt là món ăn có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung, nhưng theo nhiều tài liệu đây là món ăn do người Hoa mang vào Việt Nam, được người Việt biến tấu lại thành món bánh bánh ướt bình dị, đơn giản nhưng rất đậm đà và tinh tế như ngày hôm nay.
Bánh ướt có màu trắng đục, dai, mềm rất dễ ăn.
Nhiều người thường lầm tưởng và đồng nhất bánh ướt với món bánh cuốn của người miền Bắc. Nhưng không như bánh cuốn nổi tiếng với nhiều thương hiệu như Thanh Trì, Thiên Hương, Tây Hồ, Hồng Hạnh... bánh ướt lại là món ăn bình dân không có thương hiệu.
Tương ớt được pha hơi sánh có vị cay nồng đặc trưng của hàng bánh ướt bình dân.
Trên đường phố Sài Gòn, hàng bánh ướt chỉ đơn giản với một chiếc xe, dăm chiếc bàn ghế bày trên vỉa hè. Chỉ chừng đó thôi mà từ khi mở cửa cho đến lúc dọn hàng, quán không lúc nào vắng khách.
Bánh ướt của quán có màu trắng đục, dai, mềm rất vừa ăn.
Thành phần của món bánh ướt ở đây không có gì khác so với các hàng khác đó là bánh ướt, chả, hành phi, dưa leo, giá và nước mắm ngọt. Nhưng cái làm nên nét đặc trưng riêng biệt thu hút thực khách đến quán chính là chai tương ớt được pha hơi sánh ăn kèm.
Chai tương ớt ở đây có màu đỏ đẹp mắt được pha từ hỗn hợp nước mắm, tỏi, đường, ớt và giấm, hơi sánh và có vị cay vừa phải, làm tăng thêm hương vị và kích thích vị giác cho người thưởng thức.