Dân Việt

Hàng Việt cạnh tranh với hàng lậu

18/05/2012 06:39 GMT+7
(Dân Việt) - Nông thôn là thị trường tiềm năng với hơn 70% dân số và hơn 53% số cửa hàng tạp hóa, doanh số chiếm 14 - 25% tổng thị trường bán lẻ. Nhưng đây là nơi hàng lậu hoành hành.

Thay đổi thói quen tiêu dùng từng bước

Vừa qua, tại một phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn được tổ chức ở Bắc Giang, ông Phí Ngọc Chung - Giám đốc Công ty Trung Thành cho biết: Các mặt hàng gia vị thực phẩm mang nhãn hiệu Trung Thành còn rất xa lạ với người dân Bắc Giang.

Chúng tôi rất muốn qua phiên chợ này để giới thiệu sản phẩm đến với đông đảo người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng nông thôn. Thế nhưng, cơ cấu hàng hóa, các sản phẩm chế biến sẵn ở đây nặng về hàng không kiểm định chất lượng.

img
Ở các chợ nông thôn, hàng Việt phải cạnh tranh rất khốc liệt với nhiều hàng lậu, hàng kém chất lượng.

“Theo quan sát, tôi thấy ở đây người dân quen sử dụng các loại sản phẩm gia công cá nhân không nhãn mác. Doanh nghiệp Việt nào cũng thấy rằng muốn quảng cáo sản phẩm của mình, bán sản phẩm của mình, đưa về và phổ biến nông thôn đã khó thì cạnh tranh hàng lậu còn khó hơn nhiều” - ông Chung cho biết.

Nhiều đại diện doanh nghiệp khi đưa hàng Việt về nông thôn đã rút ra kết luận: Muốn thay đổi thói quen mua sắm của nông dân rất khó. Nhiều mặt hàng còn phải cạnh tranh khốc liệt với hàng lậu, hàng giả, nên muốn phát triển trên diện rộng thì sản phẩm trước khi bám rễ vào thị trường, tranh thủ sự ưu ái của người tiêu dùng đều bán với giá vốn. Cần phải có cơ chế hỗ trợ cho từng sản phẩm Việt.

Sản phẩm nào sẽ có chỗ đứng?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận xét: Từ cách đây vài năm, Unilever đã sản xuất và đưa ra những gói dầu gội đầu có giá 500 đồng để đưa về nông thôn và rất thành công. Theo nhà sản xuất này, doanh số từ những gói dầu nhỏ đó gấp nhiều lần sản phẩm đóng chai, và rất dễ tiêu thụ. “Đây là bài học lớn cho các doanh nghiệp khi khai thác thị trường đầy tiềm năng này” - bà Lan gợi ý.

Cách đây vài năm, Unilever đã sản xuất và đưa ra những gói dầu gội đầu có giá 500 đồng để bán ở nông thôn và rất thành công. Theo nhà sản xuất này, doanh số từ những gói dầu nhỏ đó gấp nhiều lần sản phẩm đóng chai, và rất dễ tiêu thụ.

Kinh nghiệm của một số thương hiệu cho thấy, với kinh phí dồi dào, họ thông qua những chương trình quảng bá rầm rộ trên các phương tiện truyền thông, mà nhất là đài truyền hình để khai thác triệt để thị trường này.

Chính vì thế, đến nay nhiều sản phẩm của họ đã dần dần in sâu trong tâm trí người tiêu dùng, giúp doanh số của những doanh nghiệp này luôn tăng trưởng đều đặn theo từng năm tại thị trường Việt Nam.

Nhiều nhãn hàng của họ đã bám rễ ở thị trường nông thôn bằng những sản phẩm phù hợp. Thị trường nông thôn vẫn là “lãnh địa” của hàng lậu, hàng rởm. Muốn mở rộng thị trường và giành lại thị trường cho hàng Việt, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược và phải đi từ thị trường rộng lớn này.