Sữa tăng theo xăng, điện...
Bắt đầu từ ngày 1-3 nhiều hãng sữa đã đồng loạt tăng giá sản phẩm từ 8 – 10%. Trước đó, trong tháng 2, Vinamilk - công ty sữa lớn nhất Việt
Gía sữa tăng, đổ thêm gánh nặng về chi tiêu lên đầu người tiêu dùng. |
Chẳng hạn, sữa giảm cân hộp 525 gam giá bán cho đại lý tăng từ 201.000 đồng lên 213.000 đồng/hộp; Dielac Mama 900 gam từ 105.000 đồng lên 111.000 đồng/hộp; Dielac Alpha step 1 loại 900 gam từ 135.000 đồng lên 144.000 đồng/hộp.
Các sản phẩm sữa của các hãng sữa ngoại cũng không kém cạnh trong việc đưa ra mức giá mới. Cụ thể, loạt sản phẩm của sữa Mead Johnson: sữa Enfalac A+ 900 gam tăng từ 321.000 đồng/hộp lên 359.000 đồng/hộp; Enfapro A+ 900 gam tăng lên 347.000 đồng/hộp; Enfakid loại 1,8kg tăng từ 550.000 đồng/hộp lên 591.000 đồng.
Các loại sữa Abbote đã tăng 5.000 - 10.000 đồng/hộp, tùy trọng lượng so với 2 tuần trước đây. Pedia Sure 1,8kg trước đây được các đại lý bán với giá chỉ 600.000 - 605.000 đồng/hộp, thì nay đồng loạt tăng lên 610.000 - 615.000 đồng/hộp, loại 900gr cũng tăng từ 350.000 đồng lên 360.000 đồng/hộp...
Lý do các hãng sữa đưa ra để giải thích cho việc tăng giá vẫn là điệp khúc cũ, đó là việc điều chỉnh tỷ giá mới đây của Ngân hàng Nhà nước đã khiến nguyên liệu bột nhập đắt hơn; điện, nước, xăng dầu tăng khiến chi phí vận chuyển, đầu vào đều tăng nên buộc phải tăng giá sản phẩm để tránh lỗ.
Việc các hãng sữa đua nhau tăng giá đã thật sự gây lo lắng cho người tiêu dùng vốn đã bị chịu tác động mạnh của đợt tăng giá xăng, điện và nước. Không như các loại sản phẩm khác, người tiêu dùng có thể không mua hoặc quay sang các sản phẩm thay thế, mặt hàng sữa không thể thiếu cho bữa ăn hàng ngày của trẻ em và người già. Do đó, dù giá sữa có tăng cao đến đâu, họ vẫn phải chấp nhận.
Nông dân vẫn chịu thiệt
Trong khi giá sữa thành phẩm trong nước liên tục leo thang thì thu nhập của nông dân nuôi bò sữa đang có chiều hướng giảm.
Theo ông Nguyễn Thành Thông - Phó Chủ tịch Hội Nông dân Củ Chi (TP.HCM), ngay trong ngày đầu năm mới, giá thức ăn gia súc đã liên tục tăng từ 10 – 15% khiến những hộ nuôi bò sữa tại xã Tân Thạnh Đông hết sức lo lắng, trong khi đó giá sữa thu mua vẫn không đổi trong 2 năm qua. 60-70% giá thành sữa lại nằm ở chi phí thức ăn, chi phí đầu vào càng đội lên thì lợi nhuận của nông dân nuôi bò sẽ đi theo chiều ngược lại.
Ông Võ Văn Nuôi ở xã Tân Thạnh Đông - một trong những người có tổng lượng đàn bò khá lớn tại đây, cho biết: “Thức ăn cho bò thay đổi một cách chóng mặt, chẳng hạn, cám Con Cò trước Tết là 32.500 đồng/bao, nhưng hiện nay là 36.500 đồng; xác mì giá trong Tết là 14.000 đồng nhưng hiện tại đã tăng 19.000 đồng; hèm bia tăng thêm 9.000 đồng/phi… Giá sữa mà tôi hiện bán cho Vinamilk chỉ 7.000 đồng/lít, giá này không thay đổi suốt 2 năm, trong khi đó cái gì cũng lên, giờ đây thêm điện, nước, xăng dầu tăng kéo theo các loại chi phí đầu vào tăng”.
Nhiều nông dân cho biết để vượt qua cơn khó khăn này trong khi chờ diễn biến giá sữa thu mua có thay đổi không, họ buộc phải cắt giảm lượng thức ăn tinh cho bò, nhưng điều này cũng đồng nghĩa chất lượng sữa cũng sẽ giảm.