Những người dân Quảng Ngãi mất đất rừng vì bị thu hồi cấp cho các doanh nghiệp. |
Bán rừng giá bèo
10 năm lại đây, khi cây nguyên liệu giấy được giá, phong trào trồng rừng keo rộ lên ở Quảng
Mỗi ha rừng keo có giá từ 60-80 triệu đồng. Để được chừng đó tiền phải mất 7-10 năm, rồi phải có 20 triệu đồng chi phí phát dọn, mua cây giống, trồng, chăm sóc... Phần lớn nông dân miền núi không biết lấy đâu ra số tiền ấy.
Không có tiền, đất rừng của họ nhanh chóng rơi vào tay cánh có tiền ở đồng bằng lên hoặc cán bộ địa phương, với giá chuyển nhượng thường chỉ 5-7 triệu đồng/ha, chỉ bằng giá 1 chiếc xe máy Trung Quốc.
Bà Trần Thị Thà ở xã Sông Trà (Hiệp Đức) có 10ha đất rừng. Thiếu vốn đầu tư, bà phải bán 7ha đất để lấy tiền trồng rừng trên 3ha còn lại.
Khi rừng được 5 tuổi, chồng đau ốm, không chạy đâu ra tiền thuốc thang, bà đành bán nốt 3ha rừng với giá 50 triệu đồng (nếu để lại, 3 năm sau bà có ít nhất 180 triệu đồng).
Sau khi bán hết rừng, bà Thà đã được ông chủ mới cho làm thuê trên khu rừng ấy, nhận mỗi ngày 50.000 tiền công.
Tình trạng như bà Thà cũng diễn ra với hàng ngàn hộ dân miền núi ở Quảng
Gặp lúc không phải mùa vụ, không có ai thuê, họ vào lại rừng sâu bắt ốc, hái rau sống qua ngày. Nhiều người quay vào rừng già, phá rừng làm rẫy. Nếu không bị kiểm lâm phát hiện, vài năm sau họ lại có khu rừng kinh tế mới. Sau đó, họ lại bán đất khai hoang này cho các ông chủ lắm tiền như quy trình đã nói ở trên.
Rừng kinh tế đang “gặm nhấm” dần rừng tự nhiên. Nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, đây là quy trình bóc ngắn cắn dài, làm nghèo sự đa dạng và giàu có của rừng nhiệt đới, nói cách khác là làm nghèo tài nguyên đất nước.
Bán rừng non vì thiếu vốn
Tại tỉnh Đồng Nai, khó khăn lớn nhất của người dân làm nghề rừng là thiếu vốn trầm trọng. Chúng tôi đến xã Xuân Hoà, huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) tìm hiểu và được biết, nhiều hộ trồng rừng ở đây đã hoặc có thể phải bán cây trồng trước thời hạn khai thác có hiệu quả nhất do thiếu vốn.
Ông Thái Duy Tân, ở ấp 3 xã Xuân Hoà có 17ha đất rừng đã được cấp sổ đỏ, cho biết: Năm 2010 này, ông dự kiến sẽ chặt bán hơn 4ha tràm chỉ mới trồng được khoảng 4 năm do thiếu vốn đầu tư. Vì tràm còn non nên 1ha bán chỉ được giá 50 triệu đồng, trừ hết chi phí chỉ còn lãi khoảng 20 triệu đồng/ha.
Nếu có vốn để lại khoảng hơn một năm nữa thì giá bán cao hơn nhiều vì lúc đó gỗ tràm già sẽ có giá hơn, chưa nói đến sản lượng sẽ tăng vọt do cây tăng trưởng nhanh từ năm thứ 4.
Tương tự, ông Duy Liên (ở ấp kế bên) có 12ha đất trồng vừa tràm, cao su và điều cũng đã được cấp sổ đỏ từ lâu. Suốt gần chục năm nay, năm nào ông cũng vay ngân hàng khoảng 100 triệu đồng với kỳ hạn ngắn (12 tháng) cho mục đích chăn nuôi.
Ông lấy khoản tiền này “quàng” qua chăm sóc rừng. Tuy nhiên, cách làm này vẫn không ổn bởi nhoáng cái là đến hạn trả nợ, không đủ tiền trả, ông Liên phải vay “nóng” với lãi suất rất cao để thanh toán cho ngân hàng.
Sau đó, ông lại làm thủ tục xin vay vốn nhưng tính ra hao phí rất nhiều. Vì thế vài năm gần đây, ông Liên phải bán rừng tràm còn non với giá thấp mới có tiền đầu tư tiếp.
Cả ông Tân và ông Liên đều nói rằng, nếu được ngân hàng cho vay vốn phục vụ sản xuất với thời gian 5 năm thì người trồng rừng mới có lãi khá được.
Ông Thái Văn Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Hoà xác nhận: Toàn xã có gần 300 hộ dân trồng rừng kinh tế. Hộ ít nhất cũng vài ha, chủ yếu là cây tràm. Tuy nhiên, hầu hết những hộ trồng rừng đều thiếu vốn đầu tư chăm sóc, mở rộng sản xuất.
Tất thảy họ, từ trước đến nay chưa hề được vay vốn của ngân hàng cho mục đích trồng rừng.