Chính sách tiền tệ ổn định, linh hoạt sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. |
Ngày 12-3-2010 Công ty Liên bang Bảo hiểm Tài khoản Ngân hàng (FDIC) đóng cửa thêm 3 ngân hàng Mỹ vì không đủ khả năng tài chính để tiếp tục hoạt động.
Như vậy, số ngân hàng bị đóng cửa của Mỹ từ đầu năm 2010 đã lên tới 30, nâng tổng số ngân hàng của quốc gia này bị đóng cửa trong 10 năm qua là 192.
Hệ thống ngân hàng “yếu kém”
Mặc dù số lượng ngân hàng sụp đổ hiện đã tăng đến mức độ báo động nhưng chưa phải đã vượt qua con số kỷ lục 543 ngân hàng phá sản của năm 1989.
Cũng như cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng năm 1989, nguồn gốc gây ra khủng hoảng hiện nay cũng là cho vay bất động sản bừa bãi. Cái khác biệt là kỳ này các định chế tài chính phố Wall đã chứng khoán hoá các hợp đồng cho vay bất động sản thành những trái phiếu phái sinh để tung ra trên thị trường tài chính quốc tế một cách ào ạt, làm lũng đoạn cả nền tài chính và kinh tế thế giới.
Mặc dù nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới có vài tín hiệu phục hồi, nhưng vẫn rất mong manh. Tình hình yếu kém của hệ thống ngân hàng Mỹ chưa thực sự cải thiện. Một cuộc đổ vỡ lớn của hệ thống ngân hàng Mỹ sẽ kéo theo một tác động mạnh đến tình hình tài chính và kinh tế toàn cầu.
Đó là tất cả hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn còn rất do dự nới rộng việc cho vay. Trong năm 2009, tỷ lệ cho vay đã sụt xuống 7,5% so với năm 2008.
Đây là tỷ lệ sụt giảm sâu đậm nhất kể từ năm 1942. Các cơ quan quản lý nhà nước Mỹ không ngớt thúc đẩy việc tăng lượng cho vay, nhưng hệ thống ngân hàng vẫn rất dè dặt.
Một bản nghiên cứu về mối liên quan giữa tình trạng thất nghiệp và cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng những năm 1982 - 1989 cho thấy, tỷ lệ phá sản ngân hàng chỉ bắt đầu giảm khi tỷ lệ thất nghiệp bắt đầu đi xuống.
Trong trường hợp này, tỷ lệ thất nghiệp đụng mức trần vào năm 1981 trong khi số ngân hàng phá sản tiếp tục tăng cho đến năm 1989 với con số kỷ lục là 534. Rút kinh nghiệm trên, tình trạng phá sản ngân hàng bắt đầu từ năm 2009 có khả năng sẽ còn lan rộng đến năm 2015.
“Cơn bão” vẫn còn phía trước?
Một vấn đề đáng quan tâm là khả năng tài chính của FDIC để giải quyết các số nợ của các ngân hàng phá sản, và đảm bảo ổn định của hệ thống ngân hàng Mỹ.
Theo quy định của pháp luật Mỹ, sau khi tuyên bố đóng cửa một ngân hàng xét ra không còn đủ khả năng thanh toán, FDIC phải lãnh trách nhiệm thanh lý đơn vị bị đóng cửa, bán tài sản cho một ngân hàng khác nếu có thể, và hoàn trả tiền ký gửi cho các chủ tài khoản đến mức tối đa được bảo hiểm là 250.000 USD cho mỗi chủ tài khoản. Liệu trong thời gian tới FDIC có đủ dự trữ để thực hiện nghĩa vụ của mình?
Trong khi đó, theo Tổ chức CalculatedRisk, trong số 8.400 ngân hàng Mỹ được phân tích đã có đến 1.800 ngân hàng được xếp hạng (1) và (2), tức là hạng nhiều rủi ro và đang gặp khó khăn.
Nếu tính theo số lượng tài sản và tài khoản của các ngân hàng này, tổng số mất mát của các ngân hàng hạng (1) sẽ là 400 tỷ USD và loại (2) sẽ là 285 tỷ USD. Như vậy, FDIC sẽ cần đến bao nhiêu để giải quyết những vụ phá sản đã được FDIC dự báo? Liệu 1.000 tỷ USD có đủ không?
Câu hỏi là FDIC liệu có đang đối mặt với một tình hình trầm trọng hơn rất nhiều so với sự đổ vỡ vừa qua, từ ngày Ngân hàng Lehmann phá sản? Nếu 600, 700, 800 ngân hàng lần lượt phá sản trong khi nền kinh tế còn chưa thật sự phục hồi, thì khó có thể giữ vững được lòng tin, và các định chế tài chính lớn cũng có nguy cơ sụp đổ.
Có nhiều người sẽ bảo rằng nhà nước sẽ bảo lãnh, không việc gì phải lo. Nhưng hiện nay Nhà nước Mỹ đã bảo lãnh cho hơn 3.000 tỷ USD, và cam kết chi trên 10.000 tỷ USD trong các biện pháp giải cứu nền kinh tế Mỹ. Khả năng tăng nguồn lực để bảo đảm là rất khó...
Một điều đáng quan ngại khác là năng lực của FED (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) dự báo cuộc chấn động "Đại hồng thuỷ" về tài chính, ngân hàng sắp đến. Như vậy, một cuộc địa chấn mới với độ "áp suất" cao sẽ có khả năng làm chao đảo các định chế ngân hàng Mỹ và thế giới và đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc khủng hoảng còn tồi tệ hơn những gì chúng ta vừa trải qua.
Bài học cho Việt
Hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa tham gia vào những cuộc chơi đầy mạo hiểm của hệ thống ngân hàng Mỹ. Nhưng phần nào các ngân hàng Việt Nam cũng đã tham gia vào những hoạt động nhiều rủi ro của lĩnh vực bất động sản và đầu tư tài chính. Đã đến lúc cộng đồng ngân hàng Việt
Nền kinh tế Việt Nam mới bắt đầu có những tín hiệu lạc quan, nay đã phải đối mặt với việc nâng lãi suất cho vay ngân hàng từ mức thấp 6,5% (gói hỗ trợ lãi suất) lên đến 19-20%, tức là gấp 200% đến 300%.
Đồng thời thanh khoản của hệ thống ngân hàng co rút lại, vì không huy động được vốn trong nhân dân với bất kỳ lãi suất nào. Tình trạng này đang đẩy doanh nghiệp Việt
Nếu nhà nước không kịp thời điều chỉnh chính sách tiền tệ thì không những cộng đồng doanh nghiệp, mà toàn thể hệ thống sản xuất kinh doanh, trong mọi lĩnh vực, từ thành thị đến nông thôn cũng gặp khó. Hệ thống ngân hàng cũng sẽ bị cuốn trôi, cả nền kinh tế sẽ bị đẩy lùi về thời kỳ chưa hình dung được.
Rút kinh nghiệm những bài học của nền kinh tế Mỹ, chính sách tiền tệ có một tầm quan trọng đặc biệt mà các nhà hoạch định kế hoạch Việt Nam cần lưu ý.
May mắn là đối với Việt Nam, tất cả còn chưa quá trễ, mà những giải pháp cho một chính sách tiền tệ hợp lý là ở trong tầm tay. Chỉ cần quyết tâm là chính sách đó có thể giúp nông thôn có thể bùng dậy và vươn lên, cũng như cộng đồng ngân hàng và doanh nghiệp năm 2010 sẽ có đủ sức mạnh để đưa GDP năm 2010 vượt qua con số 7% hay 8% là không khó.
Trách nhiệm hàng đầu là thuộc về các cơ quan dự báo kinh tế, và các bộ ngành quản lý nhà nước. Chúng ta đã trải qua nhiều thử thách và đã có đủ trí tuệ và bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Với tinh thần hợp tác nhất trí của mọi tầng lớp xã hội, từ cấp lãnh đạo tối cao đến người cầm cày trên mọi miền đất nước, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi.