Bức thư đe dọa đã dấy lên những tranh luận nhiều phía về quyền của người phụ nữ khi mang thai và y đức của bác sĩ hiện đại.
Lisa Epsteen, cô gái trẻ đến từ Spring Hill, đã có “kinh nghiệm” sinh 4 đứa con bằng cách mổ đẻ. Lần này, vì hoàn cảnh không cho phép và vì mong muốn được sinh con tự nhiên một lần duy nhất trong đời, cô tự quyết định phương pháp sinh cho mình.
Đứa trẻ được mổ bắt ra an toàn và khỏe mạnh. |
Tình huống khó xử
Vị bác sĩ trẻ tuổi theo dõi suốt quá trình mang thai của cô cũng là một người ủng hộ sinh tự nhiên, đã ngỏ ý nhờ bác sĩ Jerry Yankowitz hội chẩn ca sinh nở này. Bác sĩ Yankowitz là người đứng đầu khoa Nghiên cứu sản khoa và phụ khoa của Đại học Nam Florida. Ngoài ra, ông cũng là chuyên gia về di truyền học và chẩn đoán siêu âm. Ông đã đồng ý nhận chăm sóc và theo dõi quá trình mang thai và sinh nở cho Epsteen.
Trong khi cái thai lớn dần lên, bác sĩ Yankowitz chú ý tới mong muốn đẻ thường của Epsteen. Nhưng rồi đứa trẻ trong bụng cô thay đổi sang một tư thế lạ và Epsteen có những triệu chứng của bệnh tiểu đường do thai kỳ gây ra. Trước những nguy cơ này, thêm vào việc cả 4 đứa con trước của cô đều được mổ bắt con, bác sĩ Yankowitz khuyên Epsteen tiếp tục sinh con bằng phương pháp mổ đẻ.
Tuy nhiên, Epsteen không dễ dàng bị thuyết phục. Trong cuộc hẹn cuối cùng với các bác sĩ của Bệnh viện Đại học Nam Florida trước khi sinh vào ngày 12.3, mặc dù họ bày tỏ những ý kiến lo ngại về tình hình sức khỏe của em bé trong bụng cô, bởi đã hơn 1 tuần kể từ ngày dự sinh và em bé rất có thể đang bị nguy hiểm.
Bác sĩ Yankowitz. |
Được cảnh báo bởi kết quả siêu âm, các bác sĩ khuyên Epsteen nên mổ ngay lập tức nhưng cô kiên quyết từ chối. Cô giải thích rằng chồng mình không thể bỏ công việc đang làm cũng như chăm sóc đứa con 2 tuổi của họ để ở bên cô khi sinh nở. Cô hẹn sẽ trở lại tái khám vào ngày 15/3 và cho rằng “chẳng có lý do gì mà đứa trẻ có khả năng bị nguy hiểm”. Thực ra trong lòng cô cũng chỉ mong những dự đoán của bác sĩ là sai.
Khi bác sĩ Yankowitz hay tin cô đã về nhà, ông gửi cho cô một lá thư yêu cầu cô quay lại: “Tôi thật lòng rất quan tâm đến tình trạng hiện giờ của cô. Cô đang ở trong hoàn cảnh rất nguy hiểm và dù đứa trẻ được sinh ra an toàn thì nó cũng rất có khả năng bị tổn thương não bộ.
Ở thời điểm này, cô phải nhập viện để sinh con ngay lập tức. Dù không muốn nhưng tôi vẫn phải đưa ra giải pháp cuối cùng, đó là tôi sẽ nhờ đến luật pháp để đưa cô đến bệnh viện. Cô đã không cho chúng tôi (bệnh viện) sự lựa chọn khác”.
Luật pháp vào cuộc
Theo một phát ngôn viên của cảnh sát, luật pháp của bang Florida cho phép các bác sĩ có những quyền nhất định nếu họ nhận định mạng sống của đứa trẻ đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, quy chế bảo mật bệnh nhân lại có những điều khoản ngược lại khiến cho tình hình phức tạp hơn.
Cảnh sát địa phương bối rối khi lần đầu xử lý vụ việc một sản phụ bị bệnh viện ép buộc đến mổ bắt con, một việc mà theo họ nhận định là “lạ lùng nhất từ trước đến nay”. Ở Tallahassee năm 2009, một tòa án địa phương đã ra lệnh giữ một sản phụ lại bệnh viện theo yêu cầu của bác sĩ vì ông này đưa ra những cáo buộc cô hút thuốc trong thời kỳ mang thai gây nguy hiểm cho đứa trẻ.
Gia đình Epsteen. |
Kết quả là cô phải ở yên trên giường bệnh để tránh sẩy thai. Cũng gặp phải một tình huống tương tự là một bệnh viện Irland đã bắt buộc một phụ nữ mang thai phải mổ bắt con. Việc này xảy ra chỉ một vài ngày trước khi vụ việc của Epsteen được công khai. Người phụ nữ Irland này cũng đã sinh đứa con đầu của họ bằng phương pháp mổ. Ca phẫu thuật được thực hiện sau khi ngày dự sinh bị quá 2 tuần, gây nên sự lo lắng cho các bác sĩ. Tuy nhiên trước khi vụ việc được đưa ra tòa, cô đã đồng ý mổ đẻ.
Có vô số giải pháp mà đáng lẽ ra ông ta (bác sĩ Yankowitz) nên làm trước khi chọn cách viết thư đe dọa tôi”. Tuy nhiên, Epsteen nói cô vẫn tin rằng bệnh viện đã “cố hết sức vì quyền lợi của tôi và đứa trẻ”, nhưng bác sĩ đã không chọn một cách hay để đảm bảo những gì tốt nhất cho bệnh nhân của mình.
Epsteen nói trong sự tức giận
Trở lại với lá thư đe dọa, sau khi đọc lá thư của bác sĩ Yankowitz, Epsteen đã rất hoảng sợ. Cô tưởng tượng chỉ trong vài tiếng nữa, sẽ có cảnh sát ở trước cửa nhà áp giải cô đến bệnh viện làm phẫu thuật, tước cô ra khỏi những đứa con của mình. Nhưng ngay khi sự hoảng sợ lắng xuống, cô trở nên tức giận.
Chỉ 3 tiếng đồng hồ sau khi Epsteen đọc được bức thư, bác sĩ Yankowitz đã được đại diện pháp luật của Tổ chức bảo vệ phụ nữ mang thai (NAPW) liên lạc và yêu cầu dừng ngay lập tức mọi sự đe dọa đối với Epsteen. Nhưng Epsteen cũng không quên gọi điện cho một luật sư để tư vấn về tình hình và nhờ vị này viết thư hồi âm cho bác sĩ Yankowitz.
Kết thúc có hậu
Sau khi nhận được thư hồi đáp từ luật sư của Epsteen, có vẻ như đã nhận thấy hành động của mình là không phù hợp, bác sĩ Yankowitz viết một bức thư trả lời: “Tôi có thể tự nhận thức được và rất tôn trọng những quyền của cô (Epsteen) trong việc tiếp nhận các phương pháp điều trị y tế cho bản thân cô và đứa trẻ trong bụng. Nhưng cũng vì thế mà xin cô hãy hiểu cho, tôi hoàn toàn có cơ sở để tin rằng cô và con cô đang gặp nguy hiểm”.
Một y tá của bệnh viện đã gọi điện cho Epsteen và thông báo việc phẫu thuật cho cô sẽ diễn ra vào thứ 6 như cô yêu cầu. Mặc dù vẫn còn rất sợ phải quay trở lại Bệnh viện Đại học Nam Florida để tiếp tục sinh nở, cuối cùng Epsteen vẫn phải “vui vẻ” sinh bé trai bằng phương pháp mổ vào ngày 15.3 vừa qua và đứa trẻ rất khỏe mạnh. Nhưng việc này lại khuấy động một làn sóng tranh luận về quyền của phụ nữ mang thai.
Sau sự việc gây chấn động dư luận, Farah Diaz - Tello, luật sư đại diện tổ chức NAPW, nhấn mạnh: “Phụ nữ sẽ không bao giờ bị mất quyền trong các quyết định điều trị y tế, hoàn toàn được tự do về thể chất và tinh thần ở bất kỳ giai đoạn nào, từ mang thai cho đến lúc sinh đẻ. Những lời nói và hành động của bác sĩ Yankowitz đối với Epsteen tuy là hợp pháp nhưng nó vi phạm nghiêm trọng các quy phạm đạo đức”.