Các học viên lớp may công nghiệp mở tại xã Ngữ Hùng. |
Nguyễn Ngọc Tuyến - Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề - Giới thiệu việc làm (Hội Nông dân tỉnh Hải Dương) cho biết: "Trung tâm dạy nghề theo nhu cầu của nông dân, nhưng để đảm bảo cho học viên sau khi được đào tạo nghề có thể áp dụng kiến thức đã học vào sản xuất, chúng tôi tiến hành tổ chức tư vấn cho nông dân nên học nghề phù hợp với độ tuổi của mình".
Với lớp nông dân trẻ, Trung tâm tư vấn cho các em nên học các nghề dễ tìm việc làm quanh các khu công nghiệp trên địa bàn như may công nghiệp, cơ khí… Em An Thị Mong (21 tuổi) học viên lớp may công nghiệp (xã Ngữ Hùng, huyện Thanh Miện) tâm sự: "Em học may vừa có việc làm ổn định lại được làm gần nhà, thời gian nghỉ vẫn có thể phụ giúp bố mẹ".
Với lớp nông dân lớn tuổi được tư vấn học các nghề giúp họ chuyển đổi sản xuất như chăn nuôi thú y, nuôi thủy sản, trồng trọt. Bà Nguyễn Thị Quế, 53 tuổi, học viên lớp trồng trọt (ở thị trấn Kinh Môn, huyện Kinh Môn) nói: "Gia đình tôi mấy đời nay đều sống nhờ cây lúa. Giờ tôi theo học lớp trồng trọt để mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây khác và tổ chức sản xuất một cách khoa học".
Hiện, Trung tâm phối hợp với Hội Nông dân các huyện và các cơ sở mở 19 lớp với 5 nghề: chăn nuôi thú y, nuôi thủy sản, trồng trọt, tin học và may công nghiệp với 577 học viên. Tuy nhiên, theo ông Tuyến, do kinh phí cho dạy nghề còn thấp, trang thiết bị thực hành còn hạn chế nên chất lượng đào tạo chưa được như mong muốn.
"Nhiều nghề nông dân muốn học như cơ khí, điện tử, điện lạnh… nhưng để mở được những lớp này phải có kinh phí cao, thiết bị chuyên dụng nên chúng tôi đang tiến hành liên kết với các công ty, nhà máy để mở những lớp này phục vụ triệt để nhu cầu học nghề của nông dân"- ông Tuyến bày tỏ.n
Hỏi: Tôi năm nay 56 tuổi, mới học hết lớp 2 liệu có đăng ký học nghề sửa chữa máy nông nghiệp được không và học ở đâu? (Lò Văn Phúc, xã Tông Lệnh, huyện Thuận Châu, Sơn La).
Công Trình