Đã hàng chục năm qua, những cơn khát triền miền đeo đuổi người dân như một định mệnh mà thiên nhiên bắt họ phải chịu đựng. Những chiếc xe lôi kéo nước đã trở nên quen thuộc vào các buổi chiều ở nơi này.
Đến lượt thứ 5, lưng áo chị Nguyễn Thị Thơm đã ướt đẫm, chiếc xe cải tiến trở 2 thùng phi nước đầy nặng tới 3 tạ như muốn vật chị "ngay đơ" xuống đường. Có khoảng 5-6 người phụ nữ như chị làm nghề kéo nước đi bán tại làng này...
Giếng khơi ở Chàng Sơn trơ đáy từ lâu, giếng khoan vẫn thách thức mũi khoan của người thợ ở độ sâu 25-30m, thậm chí 70m mà vẫn chưa thể chạm vào giọt nước quý giá. Vốn là làng nghề khá trù phú, đàn ông theo nghề mộc, phụ nữ có nghề làm quạt, làm đũa bán buôn khắp miền. Nhưng người tính không bằng trời tính, mấy năm liền kinh tế tụt dốc, cùng với việc kiệt quệ mạch ngầm đã dần hút cạn những ngày công của dân làng vào việc... nước.
Mỗi ngày, chị Thơm kéo khoảng 7 xe, trừ tiền nước cho chủ giếng, chị cũng được gần 100.000 đồng. |
Chiếc máy giặt của gia đình ông Nguyễn Khuất Luyến vô dụng vì lâu không đủ nước dùng. |
Giếng khơi của làng chỉ có chút nước, chỉ đủ ướt lớp bùn trơ dưới đáy. |
Chị Lê Thị Hương tự kéo xe mua nước tại giếng khoan của nhà cụ Nguyễn Thị Hợi, đội 1. Mỗi xe như vậy, chị chỉ phải trả cho cụ Hợi 20.000 đồng. |
Cảnh chen nhau kéo xe mua nước mỗi khi chiều đến. |
Nhà đông người, mỗi ngày dùng hết 1m3 nước, chị Hương mất đứt 60.000 đồng, bằng đúng ngày công của chị. |
Mùa mưa chưa đến, chị Thơm vẫn vui vì có thu nhập từ nghề "bán nước cứu dân" mà người làng đặt cho chị. |
Lê Hữu Thọ