Cháu Đỗ Văn Huy. |
Đó là hoàn ảnh éo le của gia đình chị Phạm Thị Ngàn (SN 1974) ở thôn Quan Đình Bắc, xã Đồng Tiến (Quỳnh Phụ, Thái Bình).
Năm 1962 ông Phạm Văn Mạnh (SN 1930), bố của chị Ngàn tham gia kháng chiến chống Mỹ. Sau trận đánh Mỹ tại Huế ông Mạnh bị sốt rét nằm liền mấy tháng tại rừng. Năm 1973 ông Mạnh trở về quê hương và sinh thêm chị Ngàn.
Năm 1993 chị Ngàn lấy anh Đỗ Văn Quảng (SN 1970) và sinh cháu Đỗ Thị Huệ. Từ khi lọt lòng mẹ, cơ thể cháu Huệ đã dị dạng, chân tay teo lại, co quắp... Lớn lên cháu cũng chỉ nằm một góc nhà, không biết bò, không biết nói, sống cuộc sống vô thức, cho gì ăn nấy, bỏ đâu nằm đấy.
Nuốt nước mắt vào trong, năm 2000, chị Ngàn sinh cháu thứ hai là Đỗ Văn Huy. Vừa mới chào đời Huy đã mang một hình hài kì dị. Càng lớn, cháu Huy càng gầy mòn, xanh xao, âm thanh duy nhất phát ra từ miệng cháu là tiếng ư ứ. Đến nay, dù đã 10 tuổi nhưng cháu Huy chỉ nặng 9kg, còn cháu Huệ 17 tuổi cũng chỉ nặng hơn 20kg.
Chị Ngàn vốn chịu ảnh hưởng của hội chứng chất độc da cam, cộng với căn bệnh tim luôn dày vò khiến chị ngày càng héo hon. Hàng ngày, anh Quảng phải đi làm thợ xây lấy tiền chạy thuốc men cho con, còn chị Ngàn thì chẳng dám rời hai đứa con đến nửa bước. Hiện tại anh chị đang phải ở nhờ trong một căn nhà cũ đã quá dột nát.
Gia đình chị Ngàn đã nhiều lần làm đơn lên các cấp chính quyền xin được hỗ trợ nhưng hoàn cảnh cháu Huệ và cháu Huy là nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ ba nên không được hỗ trợ gì. Gia đình chị Ngàn rất mong có được những tấm lòng sẻ chia.
Cao Tuân