Dân Việt

Thị thường bán lẻ Việt Nam rất "béo bở"

06/07/2010 08:09 GMT+7
(Dân Việt) - Đó là nhận định của ông Lương Văn Tự - nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại - xung quanh những cam kết WTO và vấn đề đặt ra với dịch vụ phân phối của Việt Nam hiện nay.
img
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang được coi là nhiều tiềm năng.

Sau 3 năm gia nhập WTO, ông đánh giá thế nào về những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp nước ta tại thị trường bán lẻ, đặc biệt là thị trường tiêu dùng khu vực nông thôn?

- Thực tế cho thấy nước ta đã chủ động mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài từ trước khi gia nhập WTO. Với hơn 84 triệu dân, đứng thứ 13 trên tổng số hơn 200 nước trên thế giới, chỉ tính riêng năm 2009 tổng doanh số bán lẻ hàng hoá và doanh thu tiêu dùng của nước ta ước đạt 1.197,5 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2008. Con số đó cho thấy, thị trường bán lẻ của nước ta được đánh giá là thị trường "béo bở", nhất là thị trường nông thôn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các doanh nghiệp vào thị trường bán lẻ nước ta vẫn chưa nhiều. Hiện tại, tổng mức đầu tư cho lĩnh vực này chỉ chiếm khoảng 300 triệu USD.

Theo ông nguyên nhân nào dẫn tới việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này còn "khiêm tốn"?

- Tôi nghĩ đầu tư vào thị trường Việt Nam không phải đơn giản bởi còn liên quan đến rất nhiều yếu tố. Về cơ chế, chúng ta đã tạo điều kiện, chỉ còn một vài thủ tục hành chính cần đáp ứng là doanh nghiệp thắc mắc bị "vướng". Tuy nhiên, doanh nghiệp nước ngoài còn để ý tới phân khúc thị trường, thói quen, tập quán tiêu dùng, vị trí địa lý, đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Theo ông những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực phân phối là gì?

- Đến thời điểm này, thị phần trong phân phối đang nằm ở doanh nghiệp Việt Nam rất lớn. Ví như Sài Gòn Corp có 48 siêu thị; Intemex có hơn 10 siêu thị, Hapro và Phú Thái cũng đang phát triển. Tuy nhiên, với tốc độ như hiện tại vẫn là chậm so với nhu cầu thực tế.

Theo ông, chúng ta cần có giải pháp gì hạn chế thách thức, biết thách thức thành cơ hội nâng cao tính cạnh tranh?

- Mặc dù sau 3 năm gia nhập WTO nhưng thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phân phối ở nước ta vẫn còn rất thận trọng. Đây có thể coi là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị phần để khẳng định mình, đặc biệt là thị trường rộng lớn ở khu vực nông thôn được đánh giá có rất nhiều tiềm năng.

Ngoài ra, theo tôi nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam về vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi về vị trí địa lý, đào tạo nhân lực... Ngoài ra, trong quá trình đàm phán cần thực hiện đúng những cam kết quốc tế để đảm bảo tính công bằng khi bước vào "sân chơi" chung cho cả doanh nghiệp trong và nước ngoài.

img Từ 1-1-2009 chúng ta cho phép nước ngoài được mở công ty dịch vụ phân phối với sở hữu 100% số vốn. Nhưng thực tế, chúng ta đã mở cửa thị trường phân phối cho doanh nghiệp nước ngoài từ trước khi gia nhập WTO, ví như Metro, Big C... Tuy nhiên, ngay cả khi mở cửa 100% vẫn cần có yêu cầu hạn chế. Ví như hiện nay, Việt Nam đang thực hiện hạn chế một số mặt hàng và 7 mặt hàng không thực hiện cam kết như: xăng dầu và các sản phẩm dầu madút; gạo; tân dược (trừ loại bổ dưỡng); đường; sách báo, tạp chí; băng video; đá quý img


Ông Lương Văn Tự - Trưởng đoàn đàm phán WTO của Chính phủ