Dân Việt

Trung Quốc bị tố ăn cắp công nghệ vũ khí của Mỹ

Hòn Rồng (Thế giới 7 Reuters) 29/12/2013 06:37 GMT+7
Các vụ buôn lậu công nghệ quân sự từ Mỹ sang Trung Quốc tăng tới 88% từ năm 2011-2012. Ngoài buôn lậu, Trung Quốc bị cáo buộc dùng mọi thủ đoạn, bao gồm cả tin tặc và gián điệp, để đánh cắp công nghệ của Mỹ.
Một cuộc đột nhập

Các nhân viên Cục Điều tra liên bang (FBI) lẻn vào một văn phòng nhỏ ở khu phố Tàu Oakland trước khi mặt trời mọc vào ngày 4.12.2011. Họ bước đi cẩn thận, nhanh chóng chụp ảnh kỹ thuật số, họ không muốn Philip Chaohui He, người thuê văn phòng, biết họ đã lẻn vào đó.

Craig Healy - người đứng đầu bộ phận thực thi pháp luật chống buôn lậu của Mỹ - cho biết những vi mạch này là nỗi thèm khát của Trung Quốc.
Craig Healy - người đứng đầu bộ phận thực thi pháp luật chống buôn lậu của Mỹ - cho biết những vi mạch này là nỗi thèm khát của Trung Quốc.

7 tháng đã trôi qua kể từ khi FBI phát động một chiến dịch bí mật chống lại một mạng lưới Trung Quốc bị nghi ngờ buôn bán vũ khí - một trong những hoạt động hỗ trợ việc mở rộng quân sự đầy tham vọng của Bắc Kinh ra vũ trụ. Các mật vụ đã cho phép một nhà sản xuất Colorado chuyển cho He một loại công nghệ mà Trung Quốc rất thèm thuồng nhưng không thể chế tạo: vi mạch bức xạ-cứng. Được gọi là rad-chip, các thiết bị có kích thước bằng đồng xu rất quan trọng trong hoạt động của các vệ tinh, hướng dẫn tên lửa đạn đạo và để bảo vệ thiết bị quân sự khỏi bức xạ hạt nhân và năng lượng mặt trời.

Đó là một canh bạc. Đây là cơ hội để triệt phá toàn bộ 1 đường dây buôn lậu Trung Quốc. Nhưng nếu He thành công trong buôn bán rad-chip sang Trung Quốc, các thiết bị có thể một ngày nào đó quay lại dùng để chống các thủy thủ Mỹ, binh sĩ hoặc phi công, được triển khai trên các vệ tinh có vai trò như tai mắt trên chiến trường cho Quân đội giải phóng nhân dân của Trung Quốc.

Bước vào văn phòng của He lúc 2g30 buổi sáng tháng 12, các mật vụ nhìn vào bên trong các hộp FedEx. Các vi mạch đã biến mất. Người giám sát vụ việc, Greg Slavens, nhớ lại: "Nhiều rad-chip đang được chuyển về Trung Quốc, và tôi là người chịu trách nhiệm nếu chúng bị mất vào tay Trung Quốc”.

Trong 20 năm qua, Mỹ đã dành hàng nghìn tỷ USD để nghiên cứu và triển khai các công nghệ quân sự tối tân nhất thế giới. Nó cũng đã ban hành luật và các quy định nhằm giữ công nghệ không bị tiếp cận bởi các đối thủ tiềm tàng như Iran, CHDCND Triều Tiên và Trung Quốc - quốc gia có lẽ là mối đe dọa lâu dài quan trọng nhất có ưu thế quân sự của Mỹ .

Những nỗ lực của Trung Quốc trong việc lấy được công nghệ của Mỹ ngày càng tăng. Ngân sách quân sự Trung Quốc - chỉ đứng sau Mỹ - đã tăng vọt lên gần 200 tỷ USD. Chủ tịch Tập Cận Bình đang đấu tranh cho một sự phục hưng của Trung Quốc nhằm khẳng định vị thế thống trị trong và ngoài khu vực. Trong những tuần gần đây, Bắc Kinh đã tuyên bố kiểm soát không phận ở vùng biển tranh chấp biển Đông, Trung Quốc cũng phóng tàu thăm dò đầu tiên của nước này lên mặt trăng.

Đe dọa tức thời

Các quan chức Mỹ nói rằng Bắc Kinh đang thâm nhập vào ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ bằng những cách cho phép nó có thể tiếp cận được một số công nghệ tốt nhất và nguy hiểm nhất. Chẳng hạn, một báo cáo của hội đồng tư vấn Lầu Năm Góc trong năm nay khẳng định rằng tin tặc Trung Quốc đã tiếp cận được các kế hoạch của 2 tá hệ thống vũ khí Mỹ, theo tờ Washington Post.

Nhưng việc buôn lậu các công nghệ như vi mạch bức xạ-cứng của Mỹ có thể là một thách thức trực tiếp hơn cho quân đội Mỹ, theo nghiên cứu của Reuters. Nếu Trung Quốc hack được một kế hoạch chi tiết nhạy cảm, họ cũng phải mất hàng năm trời mới có thể sản xuất được một loại vũ khí nào đó. Nhưng với các linh kiện và hệ thống vũ khí làm sẵn, một khi có được là họ có thể sử dụng ngay lập tức.

Bắc Kinh nói Trung Quốc chủ yếu dựa vào nỗ lực nghiên cứu phát triển của chính mình để hiện đại hóa quân sự, nhưng các nhà quân sự lại không tin như vậy. Việc Trung Quốc thành công đến đâu trong việc tiếp cận công nghệ vũ khí của Mỹ vẫn không rõ ràng, vì đó là bản chất của thị trường chợ đen. Nhưng theo các quan chức Mỹ, thường những công nghệ bị đánh cắp được chuyền ra một nước hữu hảo, rồi sau đó gần như ngay lập tức được chuyển tới tay Trung Quốc.

Ngày càng gia tăng

Trung Quốc cũng là một thách thức đặc biệt: Nó vừa là điểm đến lớn nhất cho hàng hoá xuất khẩu hợp pháp của Mỹ bên ngoài Bắc Mỹ và cũng là điểm đến thường xuyên nhất hoặc nhì của công nghệ Mỹ nhập lậu. Một phân loại đánh giá năm 2010 của Lầu Năm Góc cho thấy một phần nhỏ trong các lô hàng hợp pháp tới Trung Quốc có thể “sử dụng kép” - tức những công nghệ, sản phẩm có thể dùng cả cho mục đích dân sự và quân sự.

Một ước tính của Lầu Năm Góc cho biết các truy vấn nghi ngờ các nhà sản xuất quốc phòng Mỹ của các tổ chức có liên quan đến Trung Quốc tăng 88% từ năm 2011-2012. Reuters phân tích hồ sơ tòa án từ 280 trường hợp buôn lậu vũ khí được cung cấp bởi chính phủ Hoa Kỳ từ 1.10.2005 đến 1.10.2013. Các phóng viên cũng phỏng vấn 20 nhân viên mật vụ chống phổ biến vũ khí và xem xét hàng trăm nhân viên FBI, Bộ An ninh nội địa và các văn bản của Bộ Thương mại.

Số lượng các vụ bắt giữ truy cập phổ biến vũ khí liên quan đến tất cả các nước tăng gấp 4 lần từ 54 lên 226 vụ trong giai đoạn từ năm 2010-2012, theo hồ sơ thực thi pháp luật nội bộ. Từ năm 2008, số vụ điều tra công nghệ không gian có liên quan đến Trung Quốc - như trường hợp bí mật chống lại người đàn ông ở Oakland - đã tăng khoảng 75%, các nguồn thực thi pháp luật Mỹ cho biết . Kể từ cuối năm 2012, các đại lý liên bang nói rằng họ đã bắt đầu gần 80 vụ điều tra liên quan đến không gian và vệ tinh.