Theo nhiều nguồn tin công khai, một trong những khách hàng đặt mua S-400 là Trung Quốc và hợp đồng sẽ bắt đầu có hiệu lực từ năm 2017. Hiện tại, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đang lên kế hoạch ra mắt phiên bản xuất khẩu của S-400 (cắt giảm tính năng so với phiên bản nội địa). Liên quan tới vấn đề này, ông A. Isaykin nhấn mạnh, hiện còn quá sớm để nói về các hợp đồng xuất khẩu S-400 và không dám chắc, Trung Quốccó phải làquốc giasở hữu tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại này đầu tiên sau năm 2016 hay không?
Nhiều khả năng, Belarus và Kazakhstan mới là các quốc gia đầu tiên có S-400 theo khuôn khổ thỏa thuận thành lập khu vực phòng không hợp nhất với Nga.
Được biết tới là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, S-400 "Triumph" được đánh giá có khả năng ngăn chặn các máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật của đối phương. Thậm chí, nó còn ngăn chặn được cả các phương tiện bay sử dụng công nghệ tàng hình.
Với
tầm bắn lên tới 400km và 20 tên lửa cho mỗi tổ hợp, S-400 có thể phát
hiện và theo dõi cùng lúc khoảng 10 mục tiêu. Trong khi đó, S-300 PMU-2
là phiên bản nâng cấp sâu của tổ hợp S-300 huyền thoại với khả năng tiêu
diệt các mục tiêu bay ở khoảng cách 250km. Điểm đặc biệt là cả S-400 và
S-300 PMU-2 đều có thể sử dụng chung đạn tên lửa của nhau và đạn tên
lửa của tổ hợp S-300 cũ.