Cùng điểm lại những khoản tiền "chơi ngông" khổng lồ mà giới tỷ phú trên toàn thế giới không tiếc tay để chi để khẳng định đẳng cấp của mình.
Xây nhà tỷ đô bỏ hoang tránh vận đen
Toà tháp 27 tầng trị giá 1 tỷ USD tại Mumbai có tên Antilia được xây dựng cho Mukesh Ambani, nhà tỷ phú giàu nhất Ấn Độ và đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes với khối tài sản lên tới 27 tỷ USD. Khối cấu trúc khổng lồ hiện đại này được xây dựng trên tổng diện tích hơn 121 nghìn m2, cao trên 170m có ba sân bay lên thẳng, rạp hát, phòng kiêu vũ, các khu vườn nổi, 9 thang máy và 6 tầng đỗ xe dành riêng cho bộ sưu tập xe hơi gồm 168 chiếc của Ambani.
Mỗi tầng đều được làm bằng những vật liệu độc đáo khác nhau với thiết kế thẩm mỹ riêng cùng nội thất xa hoa, sang trọng. Ngôi nhà có tới 600 người phục vụ. Về cơ bản, ngôi nhà có tất cả mọi thứ - những điều bạn có thể tưởng tượng, những điều bạn không thể tưởng tượng được và cả những điều bạn chưa bao giờ nghĩ là sẽ tưởng tượng đến. Ngôi nhà chắc chắn sẽ còn dẫn đầu trong danh sách những ngôi nhà đắt giá nhất hành tinh trong thời gian dài. Nó đắt hơn rất nhiều ngôi biệt thự Leopolda, Cote D'Azur, Pháp về thứ hai trong danh sách với giá 506 triệu USD.
Đắt đỏ, tiện nghi, sang trọng, xa hoa là vậy nhưng chủ nhân của nó cuối mỗi buộc tiệc lại trở về căn nhà của tổ tiên và chưa hề ngủ qua đêm ở đó bao giờ chỉ vì cho rằng nó có phong thuỷ xấu và có thể đem lại vận đen. Theo Vastu, một triết lý hướng dẫn kiến trúc đền thờ Ấn Độ giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối mặt với mặt trời mọc, thì phía đông của toà nhà không có đủ cửa sổ đến đón ánh sáng buổi sáng. Đó là lý do tại sao kể từ khi hoàn thành, Antilia đứng sừng sững cô đơn trên nền trời Mumbai mỗi buổi hoàng hôn.
Du thuyền tỷ đô giải khuây
Có lẽ chỉ đứng sau việc sở hữu đội bóng đá trong việc khẳng định đẳng cấp giàu sang, du thuyền chính là cách tốt nhất để làm được việc đó. Thế nhưng chủ nhân của Eclipse, tỷ phú người Nga Abramovich lại có cả hai điều đó. Khi nói đến siêu du thuyền tư nhân thì không thể không nhắc đến Eclipse.
Chi phí ban đầu của nó khoảng 400 triệu USD nhưng cùng với những ý tưởng trang hoàng nội thất, tiện nghi và phụ kiện cho con thuyền của Abramovich, việc hoàn thành Eclipse đã tiêu tốn của vị tỷ phú người Nga này khoản tiền lên tới 10 con số vào khoảng hơn 1 tỷ USD.
Được thiết kế và thi công bởi Blohm + Voss tại Hamburg, Đức, Eclipse không chỉ được ca ngợi là du thuyền tư nhân lớn nhất thế giới với chiều dài gần 170m mà còn là du thuyền đắt giá nhất thế giới. Du thuyền có hai sân bay lên thẳng, 11 cabin, 3 tàu nhỏ, 2 bể bơi, một công viên thuỷ sinh và thậm chí cả một tàu ngầm mini.
Mái che cabin chủ của thuyền có thể kéo ra, kéo vào. Abramovich, người nổi tiếng quan tâm đến vấn đề an ninh yêu cầu sử dụng kính chống đạn cho các cửa sổ, vỏ sắt công nghệ cao cho khoang chủ và thậm chí sử dụng cả hệ thống phát hiện tên lửa. Chi phí vận hành và quản lý hàng năm lên tới gần 20 triệu USD.
Giường triệu đô cho một đêm ngon giấc
Sau một ngày dài trở về nhà, điều mà ai cũng mong muốn là được nghỉ ngơi, thư giãn và có một giấc ngủ ngon để sẵn sàng cho một ngày mới đầy năng lượng. Hầu hết những chiếc giường đều làm được việc đó.
Nhưng khi đó là một trong những chiếc giường đắt giá nhất thế giới, sự hưởng thụ lại ở một cấp độ khác. Và đây chiếc giường đắt nhất thế giới - Baldacchino Supreme với giá 6,3 triệu USD được sản xuất theo yêu cầu của một tỷ phú người Italy (thật đáng buồn là lại giấu tên). Thiết kế mang phong cách hoàng gia thời trung cổ, vòm giường với những chi tiết trang trí nghệ thuật chạm khắc màu kem và vàng, bao bọc với những tấm rèm bằng vải lụa ý thượng hạng, thành đầu giường được trạm khắc bằng kim cương và nhiều loại đá quý khác.
Nhưng điều tạo nên mức giá "nổ mắt" chính là chiếc giường hoàn toàn được chế tác bằng tay từ 107 kg vàng 24carat với những chi tiết trang trí bằng vàng dọc thân giường. Với một chiếc giường như vậy, có lẽ chủ nhân của nó sẽ có những đêm ngon giấc để thức dậy đầy năng lượng cho ngày mới tươi sáng và hạnh phúc.
Sắm siêu xe cho đầy bộ sưu tập
Thật khó mà tưởng tượng ai đó lại chi tới vài triệu USD cho một chiếc xe thay vì sử dụng nó cho những việc hiệu quả hơn. Nhưng nếu bạn có tiền và có cơ hội như vị tỷ phú giấu tên đến từ các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất thì rất có thể bạn cũng không ngần ngại bạo tay chi khoản tiền đó để bổ sung chiếc siêu xe thể thao Bugatti L'Or Blanc vào bộ sưu tập danh sách siêu xe gồm hơn 200 chiếc xe trong gara cá nhân của mình.
Chiếc Bugatti L'Or Blanc là sản phẩm giữa nhà chế tạo siêu xe Pháp Bugatti và hãng mỹ nghệ trứ danh của Đức KPM được sản xuất với số lượng hạn chế và bán với mức giá 2,4 triệu USD. Chiếc xe là phiên bản đặc biệt của Veyron Grand Sport Bugatti L'Or Blank được sơn màu trắng với những đường kẻ xanh hoàng gia dọc thân xe.
KPM đã lựa chọn những chất liệu sứ cao cấp nhất để tạo lớp vỏ gốm sứ độc đáo và trang trí cho nội thất của xe.
Mỗi chi tiết gốm xứ được phủ không dưới 5 lớp sơn tinh kiết để hoàn thành lớp vỏ hào nhoáng cho xe. Một chiếc sedan đáng mơ ước với nội thất sang trọng, tiện nghi và thoải mái phục vụ cho sở thích cá nhân riêng của chủ xe. Biểu tượng con voi đứng trên chân sau của Bugatti được gắn giữa các ghế. Chiếc vương trượng, logo của nhà sản xuất Konigliche Porzellan Manufaktur (KPM) được khản phía trên kính chắn gió. Mức giá của chiếc xe vượt xa chiếc xe đắt nhất trước đó Bugatti 300 Veyron 16.4 (1,74 triệu USD).
Chơi mọi thứ, miễn là độc và đắt
Dù đã gây đủ ngạc nhiên và ấn tượng cho mọi người với mức độ bạo tay chi vào những căn nhà, du thuyền, xe hơi sang trọng xa hoa và lộng lẫy nhưng dường như với giới tỷ phú, không điều gì là họ không thể làm. Và tiêu tiền khác người cũng là một thú vui được họ ưa chuộng không kém.
"Bất cứ thứ gì quý hiếm và cực kỳ đắt thì người giàu phải có nó." Đây là sự thật khó thể chối cãi trong cách giới tỷ phú tiêu tiền. Paul Allen, người đồng sáng lập Microsoft có khối tài sản gần 21 tỷ USD. Niềm đam mê của ông với việc sưu tập và khôi phục lại những chiếc máy tay thời kỳ thế chiến thứ 2 đã ngốn một phần không nhỏ khối tài sản đó khi mà chỉ riêng những hệ khung treo máy đã tốn tới 5,2 triệu USD.
Nói đến chủ đề tiêu tiền khác người, không thể không nhắc đến Hassanal Bolkiah Mu'izzaddin Waddaulah - vị vua siêu giàu của Bruney. Ngoài những khoản chi mạnh tay cho dàn siêu xe, ông còn sở hữu và điều hành một công viên giải trí trị giá 3 tỷ USD có tên là công viên Jerudong. Công viên này thường được mở cửa miễn phí.
Cũng cần nhắc đến ý định tặng quà nhà trắng của tỷ phú Donal Trump. Năm 2011, tỷ phú Donal Trump đã đề nghị xây tặng Nhà trắng "một trong những phòng khiêu vũ lớn nhất thế giới" Ông nói: "Tôi sẽ xây nó. Việc này có thể tốn khoảng 100 triệu USD..." và "tặng nó như một món quà."
Góp mặt trong chủ đề này còn có David Koch. Vị kỹ sư và doanh nhân New York này đã chi hàng triệu USD trong khối tài sản 19 tỷ USD của mình chỉ đề cố gắng chứng minh rằng thay đổi khí hậu là được tạo ra. Ông đã đầu tư xây dựng một kinh khí cầu khí nóng ấn tượng đi vòng quanh khắp các thành phố nước Mỹ như một tour du lịch "Khí nóng" nhằm chứng minh rằng thay đổi khí hậu chỉ là cụm những "không khí nóng."
Siêu tưởng nhưng không phải là không thể thực hiện là ý tưởng tàu vũ trụ thăm quan dải ngân hà. Tỷ phú Richard Branson đã tiết lộ chuyến tàu vũ trụ thương mại đầu tiên của thế giới vào năm 2005, được khơi nguồn cảm hứng từ những chuyến tàu xuyên các dải thiên hà hư cấu trong bộ phim Star Strek, và đặt tên nó là Enterprise. Chuyến đi sẽ mang lại cho hành khách 6 phút không trọng lực với giá 200.000 USD một chỗ ngồi. Tính đến nay, đã có khoảng 500 vé được bán ra.
Ông Stephen Attenborough, giám đốc thương mại của hãng cho biết: "Khoảng 35 - 40 % khách hàng đến từ Hoa Kỳ, 15% từ Anh ... Riêng tại châu Á, mặc cho lệnh cấm bán vé du lịch vũ trụ của chính phủ Trung Quốc, hãng vẫn có 15% thị phần." Điều này thêm một lần nữa chứng minh rằng không có gì là không thể làm được của giới lắm tiền.