Máy bay lại không có tuyến. Nhưng, theo chủ tịch HĐQT hãng tàu cao tốc cánh ngầm Dòng Sông Xanh Lê Huy Thảo, chậm nhất đến cuối tháng 5 tới việc đó sẽ diễn ra.
Con tàu GreenCat chạy thử ngày 18.3 vừa qua. Ảnh: TLĐT
Tàu lớn nhưng sóng nhỏNói như vậy nhiều người càng nghi ngờ. Đến nay đã hơn hai tháng, chín chiếc tàu cao tốc cánh ngầm chạy tuyến TP.HCM – Vũng Tàu của ba hãng tàu cao tốc cánh ngầm (trong đó có hãng tàu của ông Thảo – phóng viên) phải ngừng hoạt động phục vụ kiểm tra.
Hơn nữa, theo một nguồn tin đáng tin cậy của Thế Giới Tiếp Thị, tới đây rất có thể các cơ quan liên quan sẽ ban hành quy định niên hạn tàu cao tốc cánh ngầm là 20 năm. Trong khi đa số các con tàu cao tốc cánh ngầm đã thọ trên 20, lấy đâu ra tàu?
Nghiên cứu phát triển tuyến “xương cá” Để đáp ứng nhu cầu của hành khách muốn đi tàu cao tốc tuyến Vĩnh Long – Vũng Tàu, theo ông Thảo, Dòng Sông Xanh sẽ tổ chức xe trung chuyển từ Cần Thơ lên bến tàu ở dưới chân cầu Mỹ Thuận. Đặc biệt, nhà tàu cũng đang nghiên cứu các tuyến đường thuỷ “xương cá” xung quanh tuyến chính Vĩnh Long – Vũng Tàu. Đó là tuyến Long Xuyên – Vĩnh Long, Đồng Tháp – Vĩnh Long… để hành khách có thể di chuyển bằng đường thuỷ trên tàu cao tốc từ Đồng Tháp, An Giang lên thẳng Vũng Tàu một cách thuận tiện nhất, cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đ.L ghi
|
Thực tế từ hơn năm năm qua, TS.Thảo đã phối hợp cùng các kỹ sư nước ngoài đóng các con tàu GreenCat, là loại tàu hai thân cao tốc; và cuối cùng đã thành công thông qua đợt thử nghiệm cuối cùng vào ngày 18.3 vừa qua trên sông Tiền huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, trước sự chứng kiến của nhiều cơ quan chức năng liên quan.
Liên quan đến tuyến đường thuỷ Vĩnh Long – Vũng Tàu chạy bằng tàu cao tốc, nếu là người am hiểu lĩnh vực giao thông thuỷ sẽ đặt câu hỏi: trước đây đã có những tuyến tàu cao tốc chạy trên sông Tiền, sông Hậu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã bị người dân phản ứng dữ dội, vì khi di chuyển gây nguy hiểm cho các ghe xuồng nhỏ, gây sạt lở do tạo sóng lớn, nên đã phải dừng hoạt động. Vậy sao tàu của Dòng Sông Xanh lại được chạy?
“Tàu của chúng tôi tuy là cao tốc nhưng sóng tạo ra vô cùng nhỏ khi chạy. Tàu GreenCat sẽ không ảnh hưởng đến tàu thuyền nhỏ lưu thông trên sông cũng như gây sạt lở. Đăng kiểm xác nhận điều này khi con tàu đầu tiên chạy thử vào cuối năm 2013 vừa qua”, ông Thảo khẳng định.Để xác tín, Thế Giới Tiếp Thị cũng đã có buổi trao đổi trực tiếp với ông Nguyễn Ninh, giám đốc chi cục Đăng kiểm 6 và ông Ninh cho biết: “Đó là sự thật”.
“Lên thế thượng phong”Đi ôtô từ Vĩnh Long lên Vũng Tàu phải mất ít nhất sáu tiếng, trong khi đi tàu cao tốc sao chỉ mất ba tiếng?
Theo phương án chạy tàu dự kiến của hãng Dòng Sông Xanh, tàu xuất bến ở sông Tiền – đoạn dưới chân cầu Mỹ Thuận, tỉnh Vĩnh Long – chạy đến nhà ga rước khách ở Mỹ Tho, ra cửa Tiểu, huyện Gò Công, Tiền Giang và chạy thẳng qua Vũng Tàu. Lộ trình như vậy dài 140km, tương đương 80 hải lý, bằng nửa khoảng cách so với đường bộ. Với tốc độ tàu là 25 – 30 hải lý, tuỳ theo đoạn tuyến, thời gian chỉ mất tối đa ba tiếng.
Ngoài lợi thế về thời gian di chuyển còn phải kể đến lợi thế của chính phương tiện vận chuyển. Tàu GreenCat thật tiện nghi: nội thất trang bị cao cấp với sàn trải thảm, ghế nệm bọc da chống đau lưng, rồi cả quầy bar, “sân” ngắm cảnh… Và theo kế hoạch của Dòng Sông Xanh, trước mắt đơn vị này sẽ chỉ khai thác hai chuyến/một chiều/ngày. Theo đó, ở đầu Vĩnh Long sẽ xuất bến vào buổi sáng và buổi trưa mỗi ngày. Giá vé dự kiến 380.000 đồng.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Nguyên, trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam nhận định, giá vé không quá cao nên tuyến vận chuyển hành khách đường thuỷ Vĩnh Long – Vũng Tàu sẽ nhanh chóng chiếm thế thượng phong so với đường bộ. Dễ xảy ra tình trạng thừa khách, thiếu tàu. Tạo ra cảnh sốt vé. Nhà tàu hay lực lượng phe vé dễ “đục nước béo cò” tăng giá vé một cách vô tội vạ.
“Thật ra chúng tôi đang chuẩn bị đóng thêm tàu để có thể đáp ứng nhu cầu của hành khách muốn sử dụng phương tiện và cam kết không tăng giá vé nếu không xảy ra tình trạng bất khả kháng nảy sinh”, ông Thảo nói.