Tuy nhiên, phía Nhật Bản sẽ vẫn tiếp tục thực hiện việc kiểm tra giám sát và giữ nguyên mức MRL là 0,01ppm đối với các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã gửi công thư tới Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản yêu cầu xem xét lại việc áp dụng kiểm tra Ethoxyquin đối với 30% tôm Việt Nam cũng như yêu cầu áp dụng mức giới hạn MRL từ 0,01ppm (10ppb) lên 1ppm. Ngay sau khi nhận được công thư của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Việt Nam, phía Nhật Bản đã xem xét và ra quyết định gỡ bỏ việc kiểm tra 30% các lô tôm từ Việt Nam đối với chất Ethoxyquin.
Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản sẽ dễ dàng hơn trong thời gian tới. |
Theo đánh giá của ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): “Việc giữ nguyên mức mặc định rất thấp chỉ có 0,01ppm của Ethoxyquin là không phù hợp với thông lệ quốc tế và có thể là trở ngại lớn đối với tôm của Việt Nam trong tương lai”.
Ông Hòe cho biết thêm: Trong 2 năm gần đây, Nhật Bản đang tăng cường kiểm soát và cảnh báo kháng sinh đối với tôm nhập khẩu từ ViệtNam. Năm 2010, họ đã tăng cường kiểm tra Trifluralin và năm 2011 tiếp tục kiểm tra Enrofloxacin trong tôm nhập khẩu từ nước ta với mức dư lượng cho phép thấp hơn 10 lần so với EU. Và tới năm nay, Nhật Bản tiếp tục kiểm soát chất Ethoxyquin đối với riêng tôm Việt Nam (không kiểm chất này đối với tôm Thái Lan, Indonesia...).
Để tiếp tục duy trì năng lực cạnh tranh của tôm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật, mới đây, VASEP đã đề nghị Bộ trưởng Bộ NNPTNT tiếp tục yêu cầu phía Nhật Bản xem xét để áp dụng mức MRL của Ethoxyquin đối với tôm là 1ppm tương tự như quy định của Nhật Bản đối với sản phẩm cá.
Đình Thắng