Khi chiếu ánh sáng vào một lá gây sẽ kích thích một phản ứng hóa học trong tế bào lá, điều này gây ra phản ứng của toàn bộ cây. Các nhà khoa học cho rằng, cây có thể nhớ thông tin được mã hóa trong ánh sáng.
Các nhà khoa học sử dụng ảnh huỳnh quang để xem xét phản ứng của cây |
Trình bày những phát hiện của mình tại cuộc họp thường niên của Hội Sinh học thực nghiệm ở Prague, Cộng hòa Séc, Giáo sư Stanislaw Karpinski đến từ Đại học Warsaw của Ba Lan, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi chỉ chiếu ánh sáng vào gốc cây và chúng tôi quan sát những thay đổi trên ngọn cây. Và những thay đổi trên cây vẫn tiếp dục diễn ra khi ánh sáng đã tắt. Đây là một bất ngờ đối với chúng tôi. Các cây có phản ứng khác nhau khi chiếu ánh sáng với màu sắc khác nhau vào chúng”.
Các hình ảnh cho thấy phản ứng hóa học trong lá cây khi không tiếp xúc với ánh sáng |
Các nhà khoa học đã đo được các tín hiệu điện từ các tế bào lá cây, điều này giống như việc tìm ra được hệ thống thần kinh của cây.
Cây sử dụng thông tin chứa trong ánh sáng để thực hiện các phản ứng sinh học, giống như việc tiêm chủng ngừa, để tăng khả năng miễn dịch và chống lại bệnh tật. Và do đó, cây có bộ nhớ đặc biệt cho những ánh sáng có ích, giúp cây chống lại các mầm bệnh theo tuần, tháng, năm và theo mùa để cây có thể tồn tại, chống chọi với hạn hán, thời tiết nóng, lạnh và phát triển.
Giáo sư Christine Foyer, nhà nghiên cứu thực vật đến từ Đại học Leed, Anh nói: “Để làm được điều này, yêu cầu cây phải có quá trình thẩm định, đánh giá các điều kiện để đưa ra các phản ứng phù hợp. Đó là một hình thức có sự xuất hiện của “suy nghĩ” thông minh”.
Tố Nguyên