Lễ hội là dịp để các địa phương, nghệ nhân, các diễn viên và đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, giao lưu lẫn nhau trong việc khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc mình.
Lễ hội với nội dung thi gồm: thi biểu diễn âm vang cồng chiêng, thi ẩm truyền thống, thi dệt thổ cẩm, thi sưu tầm truyện cổ tích và thi biểu biễn trang phục truyền thống.
Già làng Tanggal Oi, đang chỉ cho cho trẻ em đồng bào Cơtu nhạc cụ trống tại lễ hội. |
Trẻ em đồng bào Cơtu nhảy điệu múa cồng chiêng |
Múa cồng chiêng mừng cưới xin: Điệu múa cồng chiêng mừng cưới xin của đồng bào Cơtu xã Ta vin với mong cho hai vợ chồng làm ăn phát tài phát lộc, cho hai vợ chồng trẻ sống hạnh phúc. |
Điệu múa cồng chiêng mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Tapơ |
Nghi thức: mừng lúa mới của xã Cơtu Tapơ, trước khi nhảy điệu múa cồng chiêng, mong lúa về đầy bồ. |
Kim Oanh