Bây giờ ở làng có nhiều người mang tâm trạng tiếc vì đã phá đi nhà cổ. Trong nỗi tiếc nuối, ông Phúc tự thấy mình còn may mắn vì chưa phá nốt 2 gian nhà cổ còn lại. Bây giờ ông muốn tu sửa 2 gian thành một điểm du lịch. Nhưng vấn đề của ông là không biết tu sửa theo hướng nào và lấy tiền ở đâu ra để làm.
Cổng làng Mông Phụ với cây đa và bến nước lâu đời. |
Muốn sửa sang để bảo tồn đã khó, phát huy và khai thác được lợi ích từ nhà cổ còn khó hơn. Phần lớn những gia đình hiện đang còn giữ nhà cổ ở Đường Lâm họ vẫn có thu nhập chính từ làm ruộng, nếu không mở được các dịch vụ du lịch thì ngôi nhà cổ không mang lại cho họ thu nhập đáng kể gì ngoài số tiền 200 đến 400 ngàn đồng tiền hỗ trợ từ Ban quản lý.
Giếng cổ ở đầu làng Mông Phụ. |
Tiền này được thu từ phí tham quan của du khách. Số tiền quá ít để người dân dành toàn bộ thời gian vào công việc gìn giữ bảo tồn ngôi nhà của mình.
Cổng nhà với những bức tường xây bằng đá ong làm nên sự độc đáo đặc trưng ở làng cổ Đường Lâm. |
Ở trong nhà cổ, phải sống trong điều kiện thiếu tiện nghi do cấu trúc ngôi nhà, lại không được hưởng nhiều lợi ích vật chất thì ít người nông dân nào mặn mà với việc gìn giữ, bảo tồn những thứ mà theo họ chỉ có giá trị tinh thần.
Một trong 4 ngôi nhà cổ có niên đại 200 tuổi ở làng Mông Phụ. |
Không phải gia đình nào ở Đường Lâm cũng có may mắn như nhà ông Hùng. Nhà ông có diện tích rộng, tiện lợi để mở dịch vụ phục vụ ăn uống cho nhiều đoàn khách lớn.
Vì hướng kinh doanh này khá phát triển, mang lại nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên, nên ông Hùng mới hào hứng và quyết tâm gìn giữ ngôi nhà cổ có niên đại hơn 300 năm của tổ tiên.
Khách viếng lăng vua Ngô Quyền tại thôn Can Lâm, xã Đường Lâm. Ảnh: sggp |
Với nhiều người ở Đường Lâm, gìn giữ ngôi nhà cổ không phải để kinh doanh du lịch, mà chỉ đơn giản là gìn giữ của cải của tổ tiên như ông Thể. Trong lúc chờ được sự hỗ trợ, ông Thể hàng ngày vẫn tự mình chăm chút, cố gắng tạo nên một không gian cổ xưa cho ngôi nhà được coi là cổ nhất ở Đường Lâm.