Tiến sĩ Amanda Ridley, ở Trung tâm sinh vật tiến hóa của Đại học Tây Australia, cho biết kết luận của cô dựa trên nghiên cứu về động vật hoang dã, sống tự do trong sa mạc Kalahari ở phía nam châu Phi.
Tiến sĩ Ridley nói: "Trong
thập kỷ gần đây, truyền thanh là một cách quan trọng để trao đổi thông tin giữa
các cá thể trong một loài. Nhưng người ta ít chú ý đến sự truyền tin không chủ
đích giữa các loài, hay còn được gọi là nghe trộm.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, một loài chim đơn độc giành được lợi ích đáng kể bằng cách đi theo một loài chim sống theo bầy đàn-vốn có hệ thống canh gác được tổ chức tốt (các cá thể thay phiên nhau bảo vệ và cảnh báo đồng loại khi kẻ thù tới).
Khi nghe trộm, những con chim đơn độc có nhiều thời gian hơn để tìm kiếm thức ăn và mở rộng sang môi trường mới. Như vậy, lợi ích của việc nghe trộm rất lớn và hoàn toàn có thể thay đổi hành vi của động vật".
Tiến sĩ người Australia còn cho biết, nghiên cứu này rất quan trọng vì nhiều khía cạnh. Nó cho thấy nghe trộm có thể ảnh hưởng tới hành vi động vật và cơ cấu cộng đồng (vì những kẻ nghe trộm sẽ đi theo những cá thể cung cấp các cảnh báo đáng tin cậy). Và nghe trộm có lợi ích sinh thái đáng kể bởi nó giúp kẻ nghe trộm có môi trường sống rộng hơn và tìm kiếm thức ăn hiệu quả hơn.
Trong dài hạn, những lợi ích này có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và sinh sản thành công của cá thể nghe trộm.