Nhưng nếu nhìn vào thực tiễn quan hệ giữa Nga và Rumania thì mức độ tác động của chuyện mới xảy ra này lại không hoàn toàn như vậy.
Không phải mãi đến tận bây giờ khi hai nước trục xuất cán bộ ngoại giao của nhau thì mối quan hệ của họ mới trục trặc và căng thẳng. Không thân thiện với nhau và tin cậy lẫn nhau đã trở thành truyền thống trong quan hệ giữa hai bên kể từ nhiều thập kỷ nay.
Việc Rumania gia nhập NATO năm 2004 và cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa Rumania và Nga đối với nước Cộng hoà Moldavia làm cho sự không thân thiện sâu sắc thêm và mức độ thiếu tin cậy lẫn nhau tăng thêm chứ không giảm đi.
Công bằng mà nói thì trong thời gian gần đây, cả hai bên đều không chủ định và không nỗ lực để hoá giải mối bất hoà này. Mối quan hệ ấy lại không có ý nghĩa chiến lược sống còn đối với cả hai nước.
Trong bối cảnh ấy, việc hai bên trục xuất nhà ngoại giao của nhau không có tác động như một cuộc khủng hoảng ngoại giao thực sự. Nhìn bề ngoài thì ai cũng cho rằng là đại sự, nhưng so với thực chất quan hệ hai nước thì cũng chỉ là tiểu sự.
Trục xuất nhà ngoại giao và trả đũa bằng biện pháp tương tự đâu có phải là chuyện hiếm xảy ra trong thế giới ngoại giao mà trong đó việc giữ thể diện luôn là nhân tố rất quan trọng. Đúng là nó gây tổn hại, nhưng chuyện khắc phục những tổn hại ấy vốn chẳng đến nỗi quá khó hay bất khả thi.
Huệ Như