Giáo sư Zeresenay Alemseged, nhà cổ sinh học thuộc viện Nghiên cứu khoa học California, San Francisco, Mỹ, quản lý nghiên cứu này cho biết: Những khúc xương được tìm thấy ở Ethiopia cho thấy chúng đã bị vỡ do lực tác động mạnh từ những công cụ bằng đá, để lấy tủy bên trong. Nghiên cứu này đã đặt ra thách thức mới về hiểu biết của chúng ta về đời sống con người nguyên thủy.
Những mẩu xương hóa thạch được tìm thấy là bằng chứng cho thấy con người đã sử dụng công cụ đá từ 3,5 triệu năm trước kia. |
Trước đây, những công cụ bằng đá cổ nhất được tìm thấy ở khu vực gần Gona, Ethiopia, được niên đại 2,5 triệu năm. Những bằng chứng này cho thấy tộc người Homo đã biết sử dụng những công cụ này đầu tiên.
Nhưng những mẩu xương được tìm thấy ở vùng Dikika thuộc vùng Afar, được cho là có từ thời kỳ con người vẫn ở trong các hang đá, có niên đại từ 3,2 đến 3,2 triệu năm trước đây.
Qua nhiều lần kiểm tra, kết quả cho thấy những vết cắt, cào xước và những vết nạo đã xuất hiện trước khi chúng biến thành hóa thạch, thậm chí những phân tích chi tiết cho thấy vẫn còn những mảnh đá còn dính lại trên những nhát cắt xương.
Tộc người được nghiên cứu biết đến sinh sống ở khu vực Dikika cổ xưa ở thời kỳ 3,2 triệu năm trước là Australopithecus afarensis. Tuy nhiên, tộc người này được cho là chỉ sinh sống nhờ rau quả, mãi đến khi người Homo xuất hiện mới bắt đầu hình thành những công cụ phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Giáo sư Zeresenay Alemseged cho rằng tộc người A.afarensis chính là những tác giả của công cụ đá này. Tuy nhiên, vẫn chưa thể kết luận chính xác, người A.afarensis đã tạo ra công cụ đá từ những viên đá lớn hay chỉ đơn thuần sử dụng những viên đá có cạnh sắc.
Hoàng Nam