Thị trấn được hình thành từ lâu đời, dân quanh vùng thường gọị là Phố Phùng.
Thị trấn nằm trên quốc lộ 32, cách trung tâm thành phố 21 km về phía Tây và là trung điểm, chia đôi lộ trình Hà Nội - Sơn Tây. Phùng còn gần một “ngã ba sông”- nơi con sông Hồng phân lưu nước cho sông Đáy, để vào mùa lũ, Hồng Hà trở nên hiền hòa hơn khi về với đất Thăng Long.
Phố mới ở thị trấn Phùng hôm nay |
Ở khu vực Phùng bao đời nay, sức người dân lao động đã tạo dựng nên một hệ thống “đê trong - đê ngoài” dày đặc dọc các triền sông. Có thể nói, hệ thống đê ở đây đa dạng và đẹp nhất trong mạng lưới đê điều miền Bắc.
Nơi đây đã từng đựợc coi như một vị trí chiến lược quan trọng của người Pháp thời cai trị nước ta. Hiện vẫn còn di tích những lô cốt án ngữ các vị trí quan trọng của cả tuyến bộ và tuyến thủy…
Cầu Phùng nhìn từ phía hạ lưu |
Thị trấn Phùng từ xưa đã có món nem Phùng đậm đà nổi tiếng. Được sở hữu một dải đất phù sa sông Đáy dịu ngọt, nơi đây còn hình thành nên một “miền thương hiệu” truyền thống từ những cây mía kéo mật, cây dâu chăn tằm và cây dong riềng làm miến…
Từ khi Cầu Phùng xây mới thay thế cho Đập Tràn cũ qua sông Đáy trên quốc lộ 32 (tháng 9.2010), nơi đây đã có thêm nhiều điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn về phía hạ lưu cây cầu.
Phía trên và phía dưới Đập thủy lợi sông Đáy |
Là quê hương của thi sĩ tài hoa xứ Đoài xưa Quang Dũng, nơi “phát tích” phong trào “Phụ nữ Ba đảm đang” thời chống Mỹ, thị trấn Phùng hiên nay đang hàng ngày đổi thay với tốc độ đô thị hóa rất nhanh, nên mãi còn mong một Phố Phùng đậm đà, dịu ngọt.
Bến sông và đường Rặng Nhãn ven thị trấn |
Dong riềng ngoài bãi và miến phơi trên đê |
Tượng đài “Phụ nữ Ba đảm đang” |
Một cổng làng mới xây ven thị trấn |
Mùa gặt trên đồng và hoa màu nơi đất bãi |
Mãi còn gợi lại câu thơ của Quang Dũng: “Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc/ Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng…” |
Nguyễn Bình