Để làm được điều này, NHNN xác định chủ trương: Đẩy mạnh tín dụng ở các địa phương ngay từ đầu năm.
Ngoài 5 lĩnh vực ưu tiên trên, các ngân hàng sẽ mở rộng cho vay ở nhiều lĩnh vực khác. Trong đó, các ngân hàng sẽ chú trọng nhiều hơn đối với những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, do dư nợ cho vay ở nhóm doanh nghiệp này vẫn còn thấp trong thời gian vừa qua.
Kết nối tín dụng ngân hàng và doanh nghiệpNăm 2014, chương trình kết nối tín dụng sẽ được nâng cao hơn nữa về cả chất lẫn lượng.
“Năm 2014 này, chương trình kết nối tín dụng sẽ được nâng cao hơn nữa về chất lượng lẫn số lượng” - Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM Nguyễn Hoàng Minh cho biết. Theo ông Minh, tổng hạn mức tín dụng hỗ trợ sẽ được nâng lên gấp hai lần trong năm 2014, dự kiến đạt 25.000 - 30.000 tỷ đồng. Để đạt được mục tiêu này, NHNN cũng chủ trương cho các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thế chấp bằng khoản phải thu, thay vì phải có tài sản thế chấp. Có thể nói, cùng với những chương trình tín dụng khác, chương trình kết nối tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp đã giúp cộng đồng doanh nghiệp giảm bớt khó khăn về vốn và chi phí lãi vay, góp phần giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính nói riêng và năng lực cạnh tranh nói chung của doanh nghiệp.
Phải để tín dụng ưu đãi đến đúng đối tượng Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Nghệ An diễn ra cuối tuần trước, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết: “Năm nay, NHNN sẽ tích cực chỉ đạo các NHNN địa phương phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo tỉnh, doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng trên địa bàn, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng một cách có hiệu quả”. Với Nghệ An, Thống đốc cho rằng, lĩnh vực phù hợp nhất vẫn là cho vay đầu tư công nghiệp hỗ trợ, cho vay sản xuất nông nghiệp theo hướng quy mô lớn và áp dụng công nghệ cao tại các huyện miền Tây như các dự án rau sạch, chăn nuôi bò sữa.
Một thành viên của nhóm nghiên cứu thuộc Viện IPSARD cho biết: Các hộ nghèo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa ít có khuynh hướng vay vốn bởi đây không phải là nhu cầu duy nhất của họ. Những hộ này cần được phổ biến thông tin một cách rộng rãi để có thể hiểu được quy trình và yêu cầu vay vốn, sử dụng khoản vay hiệu quả.
|
Nhu cầu vốn tín dụng ưu đãi ngày càng lớn. Những năm qua dù đã được quan tâm nhưng vốn tín dụng ngân hàng vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là các khu vực kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Nhóm nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) vừa công bố kết quả nghiên cứu về tiếp cận nguồn nhân lực hộ gia đình. Trong đó có đưa ra đánh giá: “Tín dụng ưu đãi khó có thể đến được đúng đối tượng cần phục vụ mà lọt vào tay những người có thế lực hoặc có quan hệ tốt”.
Trên cơ sở các nghiên cứu, TS Trần Công Thắng - Trưởng bộ môn Nghiên cứu chính sách và phát triển thuộc Viện IPSARD đưa ra các khuyến nghị chính sách để phát triển tín dụng và đầu tư cho nông hộ như: Giảm thiểu các giấy tờ và đơn giản hóa thủ tục vay; Tăng nguồn cung tín dụng thương mại, giám sát quản lý chặt cho vay tiêu dùng; Có chính sách đảm bảo tín dụng ưu đãi đến được đúng đối tượng cần phục vụ; Tư vấn trong cách sử dụng khoản vay...