Nó chính thức biến vấn đề này từ cuộc khẩu chiến thành cuộc chiến pháp lý thực thụ, mở đường để ép Chính phủ Mỹ phải tiến hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Trung Quốc. Trên danh nghĩa, như thế thừa đủ để làm cho quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc bị ảnh hưởng không phải là nhỏ.
Trên thực tế lại không phải như vậy và cũng sẽ không đến nỗi như thế. Để luật này có hiệu lực và trở thành bắt buộc đối với chính phủ, nó phải được thông qua ở Thượng viện và sau đó còn cần được đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama phê chuẩn.
Việc thông qua rất khó khả thi ở Thượng viện Mỹ, nhất là chưa biết tương quan lực lượng ở đó ra sao sau cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ mấy tuần nữa. Ông Obama lại càng không có lý do gì để phê chuẩn một bộ luật với nội dung và mục đích ấy.
Trong quan hệ với Mỹ, Trung Quốc đâu có thiếu những con chủ bài để có đi có lại và thậm chí cho dù có ăn miếng trả miếng nhau thì quan hệ giữa hai nước cũng đâu có vì thế mà xấu đi đáng kể. Hai bên có thể làm mình làm mẩy nhau một hồi rồi lại làm lành với nhau thôi.
Chuyện đồng Nhân dân tệ là chuyện thể diện của Trung Quốc và động chạm đến lợi ích chiến lược của Trung Quốc nên Trung Quốc không dễ dàng đáp ứng yêu cầu của Mỹ. Mỹ hậm hực thật đấy, nhưng lại cần Trung Quốc để thực hiện các lợi ích chiến lược khác, chẳng hạn như trong vấn đề hạt nhân của Triều Tiên hay Iran, nên chắc chắn không có chuyện tham bát bỏ mâm.
Hạ viện Mỹ giơ cao, nhưng đâu có được đập mà chỉ để cho kẻ khác đập khẽ thôi. Trung Quốc phản ứng có mức độ cũng vì biết được điều đó.
Triệu Anh Túc