Nhà đầu tư cũng tỏ ra phấn khởi trước thông tin cả hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Nhật cùng chung tay thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, hỗ trợ kinh tế phục hồi.
Các cổ phiếu mở rộng đà tăng sau khi Viện quản lý nguồn cung công bố chỉ số ISM phi sản xuất tháng 9 tăng từ 51,5 lên 53,2 – cao hơn mức dự đoán trước đó của các chuyên gia.
Thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh nhất từ tháng 5 đến nay |
Hôm qua, Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) tiếp tục hạ lãi suất xuống 0-0,1%, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục kế hoạch mua lại trái phiếu chính phủ cùng một số tài sản khác, với tổng trị giá lên đến 5 nghìn tỷ JPY (tương đương 60 tỷ USD).
Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) cũng gây bất ngờ khi giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản ở mức 4,5%, dù trước đó có nhiều ý kiến cho rằng RBA sẽ tiếp tục nâng lãi suất cho vay qua đêm. Chỉ số S&P 500 chốt phiên tăng 2,1% lên 1.160,75 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,8% lên 10.944,72 điểm.
Chứng khoán châu Âu phục hồi lần đầu tiên trong 7 phiên, khi đại diện công ty xếp hạng tín dụng Moody đánh giá cao nỗ lực cải cách tài chính của Hy Lạp. Chỉ số Stoxx Europe 600 đóng cửa tăng 1,3% lên 261,18 điểm.
Chỉ số chứng khoán chính của 18 thị trường tây Âu đều tăng, tiêu biểu như chỉ số DAX của Đức tăng 1,3%, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 2,3%, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,4%.
Chứng khoán châu Á chốt phiên chiều ngày 5-10 cũng đảo chiều tăng điểm, ngay sau khi có tin BOJ hạ lãi suất và RBA giữ nguyên lãi suất cơ bản. Chỉ số MSCI của khu vực châu Á Thái Bình Dương tăng 0,2% lên 127,48 điểm.
Thúy Yên