Theo đó, FPT Telecom được phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp số trên phạm vi toàn quốc; được
cung cấp dịch vụ truyền hình tương tự trên phạm vi toàn quốc, trừ các tỉnh, thành phố Hà Nội,
Tp.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Đắk Lăk.
Đến thời điểm hiện tại đã có hai doanh nghiệp viễn thông chính thức "tham
chiến" trên thị trường truyền hình trả tiền là Viettel và FPT Telecom.
Như vậy, đến thời điểm hiện tại đã có hai doanh nghiệp viễn thông chính thức "tham chiến" trên thị
trường truyền hình trả tiền là Viettel và FPT Telecom.
Cách đây chưa lâu, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam đã liên tục gửi văn bản kiến nghị "chặn"
Viettel, FPT tham gia lĩnh vực truyền hình trả tiền.
Cụ thể, lý do mà hiệp hội này đưa ra là thị trường truyền hình trả tiền đang có dấu hiệu bão hòa,
kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, Nhà nước đang có chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành, lãng
phí nguồn lực nhà nước…
Trong quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến 2020 mà Bộ Thông tin và
Truyền thông đang xây dựng, thì mục tiêu đến năm 2015, sẽ phát triển khoảng 30-40% số hộ gia đình
xem dịch vụ truyền hình trả tiền (khoảng hơn 6,4 triệu thuê bao). Đến năm 2020 là 60-70% số hộ gia
đình, tương đương khoảng 14,2 triệu thuê bao.