Chà là cách đánh bắt cá, tôm truyền thống của người miền Tây với số lượng lớn. Những nhành cây được chất thành từng đống dưới sông, rạch rộng chừng 20 - 40m2 để "dụ" cá, tôm vào trú ẩn.
Thông thường ngư dân đặt chà cập theo các mé sông, rạch. Xung quanh được đóng cây để giữ chà không bị trôi mất.
Sau 30 - 45 ngày, chà được dỡ lên để bắt cá. Khi dỡ chà phải dùng lưới loại dày bao xung quanh, rồi lấy những nhánh chà sang một bên, dần dần túm lưới lại rồi thu cá, tôm…
Lưới bao xung quanh để chuẩn bị dỡ chà bắt cá, tôm.
Chuẩn bị lưới thật kỹ, tránh để lưới rách.
Lưới dỡ chà phải là loại lưới dày và chắc mới đảm bảo cá không xổng ra sông.
Tiến hành dỡ những nhánh chà ra khỏi lưới.
Lặn mò những nhánh chà dưới nước. Đây là việc đòi hỏi người có sức khỏe, ngâm mình dưới nước hàng giờ.
Đưa những nhánh chà lên khỏi mặt nước...
... rồi chất sang một bên.
Bình quân mỗi chà 20m2 phải có 5 - 8 người dỡ trong 1 ngày mới xong.
Thương lái ngồi chờ để thu mua cá.
Sau khi mang chà ra xong thì lưới được túm lại.
Công đoạn cuối là bắt cá trong lưới.
Bán cá cho thương lái tại chỗ. Nếu chà nào trúng thí có thể thu lên đến vài triệu đồng.
Niềm vui của ngư dân khi bắt được cá lớn.
Những con cá nhỏ được người dân phân loại để ăn hoặc đem đi cho hàng xóm.