Siêu bão Hải Yến bắt đầu từ ngày 2.11 và di chuyển nhanh chóng chỉ trong vài ngày với tốc độ gió 315 km/giờ và giật mạnh 380 km/giờ, đổ bộ vào Philippines ngày 8.11 đã giết chết 4 người và đe dọa hàng triệu người dân khác. Nó trở thành một trong 4 cơn bão mạnh nhất ở Đại Tây Dương, gồm Tip (1979), Camille (1969) và Allen (1980), đều có sức gió là trên 300 km/giờ.
Siêu bão Tip xảy ra vào tháng 10.1979, một cơn bão nhiệt đới lớn nhất được ghi nhận trên trái đất đổ bộ lên phía nam Nhật Bản, lốc xoáy kéo dài gần 1.400 km, giết chết 99 người, gây ra áp lực 870 milibar (là áp lực nước biển thấp nhất được ghi nhận) và tạo ra sức gió đạt 190 dặm một giờ (hơn 300 km/h).
Bão tuyết Blizzard hiếm có tấn công Iran năm 1972 là một trận bão tuyết khủng khiếp nhất trong lịch sử, giết chết 4.000 người, chôn vùi các ngôi làng dưới lớp tuyết 7,2 mét, nhiệt độ giảm xuống -13 độ F và gây ra hạn hán nghiêm trọng trong suốt 4 năm sau đó.
Bão tuyết Blizzard năm 1888 tấn công Đông Bắc Mỹ suốt 1,5 ngày vào tháng 3 đã tạo thành lớp tuyết cao 15 mét, giết chết 400 người. Trước đó 2 tháng, một trận bão tuyết cũng tấn công Great Plains giết chết 235 người dân.
Lốc xoáy khổng lồ Tornado tại Mỹ vào tháng 4.2011, với 358 cơn lốc liên tiếp xoáy xuống đất, nhấc tung các tòa nhà và đảo lộn cuộc sống của hàng nghìn người dân, giết chết 348 người. Kinh khủng hơn, vào năm 1980, lốc xoáy tại Bangladesh còn gây ra thảm họa tàn khốc, làm chết 1.300 người dân.
Cơn bão Hyacinthe năm
1980 từng gây ra lượng mưa lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Trong suốt hơn 15 ngày hoành hành, cơn bão đã trút mưa làm tăng lượng nước trên đảo Reunion ở Ấn Độ Dương lên tới 220 inches, nó được ví như cơn đại hồng thủy trong Kinh Thánh. Sau đó, năm 2007, cơn bão nhiệt đới Gamede còn làm tăng lượng mưa ở đây lên tới 3,93m trong suốt 72 giờ mưa.
Siêu bão 1993 đổ bộ vào miền Đông nước Mỹ, được mệnh danh là cơn bão thế kỷ, gây lũ lụt dọc theo bờ biển Floria, đổ lượng tuyết lớn từ Alabama đến Maine, giảm nhiệt độ nhiều nơi xuống còn 2 độ F. Kèm theo bão còn có lốc xoáy, sấm xét, đánh sụp nhà, chìm thuyền, ngưng trệ các sân bay, giết chết 318 người và thiệt hại vật chất ước tính 9 tỷ USD.
Cơn bão bụi kinh hoàng tại Australia năm 2009 có nguồn gốc từ bụi khô ở các vùng sa mạc của Australia, kéo tới quét qua miền đông Australia và trùm rộng tới 1.000 km phủ đỏ hàng chục thành phố, tạo nồng độ hạt bụi trong không khí cao hơn bình thường tới 800 lần.
Siêu bão mặt trời Carrington năm 1859, phun trào ngọn lửa khổng lồ mang theo các hạt tích điện bắn về Trái đất, tạo ra một vụ nổ từ trường và bão từ lớn nhất tấn công bầu trời ở phía bắc và phía nam của Trái đất. Nếu nó đánh trúng khu dân cư của Trái đất thì có thể gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD và nhân loại phải mất đến 1 thập kỷ mới hồi phục được những thiệt hại do bão từ gây ra.