Qua phân tích hóa học chiếc răng của xác ướp Ai Cập, mới đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng,
thời tiết ở thung lũng sông Nile vô cùng khô cằn trong khoảng thời gian từ 5.500 đến 1.500 TCN,
ngay cả khi nền văn minh Ai Cập cổ đại đang trên đà phát triển hưng thịnh.
Răng của một xác ướp Ai Cập được chọn làm nghiên cứu.
Christophe Lecuyer, nhà địa hóa học tại ĐH Lyon (Pháp) nói: "Nền văn
minh Ai Cập cổ đại đã duy trì sự ổn định lâu dài mặc dù phải
chịu sự tác động lớn từ môi trường - sự khô cằn. Điều này phần nào hạn
chế sự phát triển các nguồn
tài nguyên liên quan đến nông nghiệp và chăn nuôi gia súc".
Nhiều nghiên cứu trước đó đã chỉ ra có mối liên hệ đáng kể giữa các cuộc khủng hoàng trong
suốt thời kỳ tồn tại của Vương quốc cổ Ai Cập (Old Kingdom) vào thiên niên kỷ thứ 3
TCN.
Lecuyer và các đồng nghiệp cũng tìm thấy dấu hiệu của sự khô cằn trước khi Ai Cập bị chinh
phục bởi Alexander Đại đế trong thế kỷ thứ VI TCN. Tuy nhiên, nghiên cứu mới này đã chỉ ra rõ hơn
những trận hạn hắn ngắn, gây ra nạn đói lan rộng trong lịch sử Ai Cập.
Sau khi lấy một lượng nhỏ men ở một số răng và phân tích nó với các chất đồng vị Stronti, các
chuyên gia nhận thấy răng của xác ướp có tỉ lệ 2 đồng vị oxy (các nguyên tử oxy với lượng nơtron
khác nhau) trong chế độ ăn và nước uống của họ. Sự thay đổi trong tỷ lệ các đồng vị đã chỉ ra sự
thay đổi lượng mưa trong khu vực.
Ông Lecuyer cho biết: "Các đồng vị cũng có thể chỉ ra những
thực phẩm mà người xưa thường ăn. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và công bố kết quả bổ sung về
chế độ ăn của người Ai Cập trong thời gian tới".