Theo ông Johnston tiết lộ, các cuộc đàm phán về chủ đề này với phía Nhật Bản đã được tiến hành. Quân đội Australia có khả năng sẽ được tiếp nhận một loạt các công đoạn trong sản xuất công nghệ truyền động.
Mục đích quan trọng mà Australia hướng tới trong kế hoạch này không phải là một bí mật quốc gia mà thực chất là muốn học kỹ thuật có thể tạo ra một động cơ đẩy truyền động mạnh mẽ cho những chiếc tàu ngầm.
Tàu ngầm mạnh nhất lớp Soryu của Nhật Bản
Loại động cơ mà Úc nhắm tới thuộc về loại tàu ngầm lợi hại nhất của hải quân Nhật Bản là tàu ngầm lớp Soryu, nặng 4,2 nghìn tấn với chiều dài 84 mét và rộng 9,1 mét.
Soryu được trang bị hệ thống động cơ điện-diesel Kawasaki 12V25/25SB và động cơ Stirling Kawasaki Kockums V4-275R do Nhật Bản và Thụy Điển hợp tác phát triển. Tàu có tốc độ 20 hải lý (gần 40 km/h) và phạm vi tác chiến 6.100 dặm (9760 km).
Tàu ngầm này có công nghệ động cơ đẩy mà Úc đang muốn có
Trước đó, trong tháng 9.2012, Australia và Nhật Bản đã ký kết một thỏa thuận tăng cường hợp tác khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực quốc phòng. Theo
Tạp chí quốc phòng Jane phân tích, một khi Australia tiếp cận được với công nghệ động cơ đẩy tàu ngầm loại Soryu thì sẽ sử dụng trong dự án SEA 1000 để tạo ra tàu ngầm mới thay thế cho tàu ngầm lớp Collins lỗi thời của nước này.
Dự kiến dự án SEA 1000 sẽ bắt đầu vào năm 2017 và tàu ngầm đầu tiên của dự án này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025. Theo kế hoạch, Hải quân Hoàng gia Australia sẽ được 12 tàu ngầm mới.
Để thực hiện tốt nhất dự án này, vào giữa tháng 5.2013, Bộ Quốc phòng Australia đã thỏa thuận để quân đội Thụy Điển chuyển giao một phần sở hữu trí tuệ cho thiết kế một số bộ phận trên tàu ngầm.