Gần đây, các trang mạng Trung Quốc đã đăng tải bức ảnh tư liệu có
thể được chụp ở các bảo tàng quân sự về hệ thống mìn bay dùng cho tác
chiến phòng không. Tuy nhiên, lại không có thông tin chi tiết về chương
trình vũ khí này.
Quan sát ảnh thì hệ thống này được kết cấu đơn giản với khinh khí
cầu nhỏ gắn các khối thuốc nổ bay lơ lửng trên cao. Không rõ việc kích
nổ được thực hiện ở dưới đất hay là máy bay địch bay vướng vào thì kích
nổ. Trong ảnh là cuộc thử nghiệm hệ thống mìn bay của Trung Quốc những
năm 1980.
Ý tưởng này của Trung Quốc có thể coi là tương tự với kế hoạch mà
Việt Nam từng thực hiện vào năm 1967 trong cuộc chiến chống chiến tranh
phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ. Khi đó, Quân chủng Phòng không – Không
quân Việt Nam đã lên kế hoạch thả khinh khí cầu chặn máy bay địch bay
thấp, nhưng không thành công vì gặp nhiều khó khăn về vật liệu. Trong
ảnh là cuộc thử nghiệm mìn bay của Trung Quốc.
Tháng 9.1972, một Việt Kiều ở Anh cũng đã hiến kế tương tự dùng
mìn bay để chống oanh tạc cơ chiến lược B-52 của Mỹ. Tài liệu này dài
khoảng 16 trang mang tựa đề “Mìn trên không chống oanh tạc cơ B-52”.
Theo hình vẽ của tác giả thì đó là phương án treo quả mìn dưới khinh khí
cầu với kích thước được hướng dẫn chi tiết. Tài liệu cũng trình bày
cách bố trí những quả khinh khí cầu treo mìn trên không ở hướng B-52 bay
vào.
Theo tác giả, ưu điểm của lưới khinh khí cầu nằm ở sự bất ngờ của
nó và ở tính chất toán học của lưới thì sẽ không có chiếc B-52 nào
thoát được. Thêm nữa, khinh khí cầu lại hoàn toàn vô hình đối với radar
của Mỹ, không giống với tên lửa dễ bị lộ trận địa. Tuy nhiên, việc thả
khí cầu đánh B-52 bay ở độ cao 10.000m là khó khả thi, tốn kém trong
điều kiện Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Với Trung Quốc, dường như nước này cũng không thành công trong việc phát triển hệ thống mìn bay phù hợp với chống máy bay địch.