Người Dao ở xã
mẫu Sơn (Lộc Bình - Lạng Sơn) bao đời nay sống trong những căn nhà
trình tường, với mái ngói âm dương cổ kính, rêu phong quanh năm mây phủ, nhưng họ vẫn lưu giữ được những phong tục và bản sắc văn hóa riêng của dân tộc
mình. Trong đó, tục sơn đầu của người phụ nữ vẫn được
duy trì đến ngày nay.
Không ai biết tục sơn đầu có từ khi nào, người dân nơi đây chỉ biết rằng có từ thời tổ tiên và đến nay các bà, các mẹ, các cô và thiếu nữ người Dao nơi đây vẫn sơn đầu vài ba lần trong năm.
Để tiến hành sơn đầu, theo bà Phan phải chuẩn
bị bộ đồ nghề, bao gồm một bộ xà kích, trong đó có chiếc mù chẳn, đầu dẹt,
chuyên dùng để nhổ tóc, cục sáp ong vàng óng, chiếc lông nhím khô cứng. Khi đã
chuẩn bị xong bộ đồ nghề, thoạt tiên sơn nữ người Dao thường tụ nhau lại,
chải tóc mượt mà, gội bằng lá thơm cho mềm tóc, rồi hong tóc ở bếp cho thật
khô, búi gọn lên đỉnh đầu.
Tiếp theo là dùng mù chẳn nhổ sạch những lông tơ mọc trên tai, trên trán người được sơn đầu. Lấy cục sáp ong cho vào bát mang nướng trên ngọn lửa để sáp nóng chảy, rồi dùng lược nhúng vào bát sáp mật ong nóng chảy, vừa chải vừa phết vào tóc thành từng lọn nhỏ từ đỉnh đầu trở xuống. Các lọn tóc dính sáp bết vào nhau và cứng lại, rồi được vấn tròn vào đầu cũng từ trên xuống dưới, đều đặn, ngay ngắn. Để hoàn thành công việc sơn đầu, phải mất vài tiếng, càng sơn lâu, càng óng đẹp.
Qua tục sơn đầu của người phụ nữ dao ở xã Mẫu
Sơn (Lộc Bình – Lạng Sơn) cho chúng ta thấy vẻ đẹp của phụ
nữ mỗi nơi, mỗi tộc người được trang điểm theo truyền thống, tập tục khác nhau. Tuy nhiên đều có một điểm chung là làm đẹp cho
hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.