Tờ Philippines Star đưa tin,
theo Đạo luật hiện đại hóa Lực lượng vũ trang mới thì Bộ Quốc phòng
Philippines có kế hoạch nâng cấp ít nhất 4 dự án quân sự.
Theo đó, 4 dự án cần nâng cấp này bao
gồm các hệ thống hỗ trợ cho máy bay tuần tra tầm xa đặt ở căn cứ không
quân có trị giá khoảng 4,07 triệu USD, hệ thống radar cho lực lượng
không quân trị giá khoảng 18,56 triệu USD và hệ thống hỗ trợ đặt ở căn
cứ hải quân là 22,4 triệu USD.
|
Philippines chi 424,9 triệu USD mua 12 máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực, đó dường như là mẫu FA-50 của Hàn Quốc.
|
Dự án hỗ trợ cho các máy bay tuần tra
tầm xa sẽ được đặt tại Lipa, Palawan và Zamboanga. Bộ Quốc phòng
Philippines cũng có kế hoạch mua 2 đơn vị máy bay tuần tra tầm xa trị giá
134,4 triệu USD và 12 máy bay huấn luyện chiến đấu trị giá 424,9 triệu
USD để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước và tăng cường cho các hoạt
động bảo đảm an ninh.
Trong khi đó, Không quân Philippines có
kế hoạch mua radar giám sát trị giá khoảng 60,2 triệu USD nhằm tăng
cường khả năng giám sát cho lực lượng không quân. Mặt khác, hải quân vẫn
tiếp tục đề nghị khoản ngân sách 1 khoảng 22,4 triệu USD để tu bổ 10
hạng mục trong hệ thống hỗ trợ căn cứ.
Đạo luật hiện đại hóa lực lượng vũ
trang cũ có hiệu lực vào năm 1995 đã tạo điều kiện cho Quân đội
Philippines một cơ hội để hiện đại hóa trang thiết bị quân sự trong vòng
15 năm với một khoản ngân sách là 7,44 tỷ USD. Tuy nhiên chương trình đã
bị đình trệ do thiếu vốn và các ưu tiên thay đổi của lãnh đạo quốc gia.
Dẫn đến kết quả, Quân đội Philippines là một trong những quân đội được
trang bị kém nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Philippines cũng đầu tư mua sắm radar để cảnh giới bầu trời.
Năm 2012, Tổng thống Philippine Aquino
đã ký một đạo luật hiện đại hóa mới để tạo điều kiện cung cấp thêm
nguồn lực để nỗ lực nâng cấp của quân đội. Theo đó hơn 1,9 tỷ USD là cần
thiết để tài trợ cho các chương trình hiện đại hóa, mỗi năm chương
trình sẽ nhận được 337,2 triệu USD từ ngân sách quốc gia cho đến năm
2017.
Ngoài ra, Tổng thống Aquino cam kết có
các kênh tài trợ khác dự kiến trị giá khoảng 14,2 triệu USD cho chương
trình hàng năm đến năm 2015. Được biết, tổng cộng có 107,4 triệu USD
đóng góp từ số tiền thu được của dự án khí đốt tự nhiên Malampaya. Trong
đó chính phủ có một phần thu từ thuế.