Trước đó, vào ngày 15.07.2013, hai ông Mai Trọng Tuấn và Lê Trọng Sành đã có thư gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị ‘‘Không nên xây dựng Sân bay Quốc tế Long Thành’’ vì các lý do sau:
Nước ta, dân ta còn nghèo, đầu tư một khoản tiền lớn gần 6 tỷ USD như dự toán là không cần thiết. Nếu dốc sức, cố xây dựng cho bằng được Sân bay Long Thành ta sẽ đánh mất một “hội điểm vàng” cả về ‘‘thiên thời, địa lợi, một thương hiệu quý, có giá trị lịch sử’’ không chỉ của nước ta, mà còn đối với khu vực và thế giới, đó là: Sân bay Tân Sơn Nhất.
TPHCM và Biên Hòa hiện đã có sẵn 2 xa lộ, cộng lại có tới 10 làn xe, các cầu qua sông đều là cầu đôi lớn, và TPHCM hiện còn đang triển khai xây dựng đường xe điện ngầm đến Suối Tiên (giáp Biên Hòa). Khi đó, hai thành phố, hai sân bay kề cận nhau có ‘‘Tam lộ đồng trục Đông Tây’’ chắc chắn sẽ tốt hơn là làm một Sân bay Quốc tế tại Long Thành, chơi vơi giáp với Bà Rịa - Vũng Tàu.
Một lý do nữa là, TPHCM 20 năm nay đã và
đang mở rộng, chuyển dịch về phía Nam và phía Đông, và như vậy, mặc nhiên Sân
bay Tân Sơn Nhất sẽ ở bìa ngoài phía Bắc của thành phố. Vì vậy việc mở rộng sân
bay này không làm ảnh hưởng đến khu vực trung tâm thành phố như nhiều người lo
ngại. Mặt khác, nếu cho rằng xây dựng Sân bay Long Thành là để làm chức năng
Quốc tế, còn Tân Sơn Nhất phục vụ cho nhu cầu quốc nội thì điều đó phạm phải 2
sai lầm: Sai lầm thứ nhất là gây trở ngại và bất tiện cho hành khách và hàng
hóa quá cảnh. Sai lầm thứ 2 là đưa TPHCM chuyển sự phát triển theo ‘‘hướng
thiểu năng’’.
Chưa kể, trường hợp cần có Sân bay Biên Hòa làm căn cứ bảo vệ
vùng trời, vùng biển phía dưới vĩ tuyến 12 của Tổ quốc, chúng ta chỉ cần xây
dựng tại Long Thành là một Sân bay Quân sự cấp I để đồn trú cho 1 sư đoàn không
quân tiêm kích, 1 trung đoàn không quân vận tải, 1 trung đoàn trực thăng là quá
đủ.
Như vậy, chi phí đầu tư ít, thi công cũng nhanh hơn, thực hiện được một sự
‘‘hoán đổi’’ lợi cả đôi đường cho kinh tế và quốc phòng…