Theo NASA, trên đỉnh của Mặt trời
vừa xuất hiện một vết đen khổng lồ với diện tích gần bằng 1/4 bề mặt của
“quả cầu lửa”. Độ sáng bề mặt của vết đen vào
khoảng 25% độ sáng của những vùng xung quanh.
Vết đen do Solar Dynamics Observatory chụp được vào tháng trước có kích thước lớn nhất từ trước đến nay với đường kính gần 644.000 km – gấp 50 lần đường kính của Trái đất.
Mặc dù vệt đen không có sự sống nhưng nó có thể giải phóng gió Mặt trời với tốc độ lên đến 804 km/s – nhanh gấp hai lần gió mặt trời bình thường (loại gió Mặt trời liên tục phát ra theo tất cả các hướng trong toàn bộ hệ Mặt trời).
Các vết đen dịch chuyển gần hơn đến các cực của Mặt trời khi ngôi sao này ở giai đoạn mạnh nhất trong chu kỳ hoạt động. Dự kiến vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2014, năng lượng Mặt trời sẽ đạt mức tối đa.
Karen Fox, nhân viên NASA, cho biết: "Các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân gây ra vết đen, chỉ biết rằng chúng có mối tương quan với những khu vực của Mặt trời mà ở đó từ trường đột ngột tăng cao và biến mất.”